|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Mô hình tăng trưởng Gordon (Gordon Growth Model) là gì? Đặc điểm

10:17 | 23/03/2020
Chia sẻ
Mô hình tăng trưởng Gordon (tiếng Anh: Gordon Growth Model) được sử dụng để xác định giá trị nội tại của một cổ phiếu, dựa trên một loạt cổ tức tăng trưởng với tốc độ không đổi trong tương lai.
Mô hình tăng trưởng Gordon (Gordon Growth Model) là gì? Đặc điểm của mô hình tăng trưởng Gordon - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: Educba

Mô hình tăng trưởng Gordon

Khái niệm

Mô hình tăng trưởng Gordon trong tiếng Anh là Gordon Growth Model, viết tắt là GGM.     

Mô hình tăng trưởng Gordon (GGM) được sử dụng để xác định giá trị nội tại của một cổ phiếu, dựa trên một loạt cổ tức tăng trưởng với tốc độ không đổi trong tương lai. Đây là một biến thể phổ biến và đơn giản của mô hình chiết khấu cổ tức (DDM).

Giả sử cổ tức trên mỗi cổ phiếu phải được trả trong một năm và giả định tỉ suất cổ tức không đổi, mô hình tăng trưởng Gordon cho biết giá trị hiện tại của chuỗi cổ tức vô hạn trong tương lai.

Bởi vì mô hình giả định tốc độ tăng trưởng không đổi, nó thường chỉ được sử dụng cho các công ty có tốc độ tăng trưởng ổn định về cổ tức trên mỗi cổ phiếu.

Công thức tính Mô hình tăng trưởng Gordon

Công thức tính giá cổ phiếu hiện tại trong mô hình tăng trưởng Gordon là:

Mô hình tăng trưởng Gordon (Gordon Growth Model) là gì? Đặc điểm của mô hình tăng trưởng Gordon - Ảnh 2.

Ảnh minh họa. Nguồn: Investopedia

Trong đó: 

P: Giá cổ phiếu hiện tại

g: Tốc độ tăng trưởng không đổi của cổ tức

r: Chi phí vốn cổ phần hay tỉ suất sinh lời nội bộ. (IRR)

D1: Giá trị cổ tức của năm tiếp theo

Đặc điểm của Mô hình tăng trưởng Gordon

Mô hình tăng trưởng Gordon định giá cổ phiếu của một công ty bằng cách giả định rằng công ty sẽ thanh toán cổ phần cho cổ đông liên tục.

Yếu tố chính trong mô hình tăng trưởng Gordon là cổ tức trên mỗi cổ phiếu, tốc độ tăng trưởng cổ tức trên mỗi cổ phiếu và hay tỉ suất sinh lời nội bộ.

Cổ tức (D) trên mỗi cổ phiếu thể hiện khoản thanh toán hằng năm mà công ty chi trả cho các cổ đông, trong khi đó tỉ lệ tăng trưởng (g) cổ tức trên mỗi cổ phiếu là tỉ lệ cổ tức trên mỗi cổ phiếu tăng từ năm này sang năm khác. Tỉ suất sinh lời nội bộ (r) là tỉ lệ hoàn vốn tối thiểu mà các nhà đầu tư sẵn sàng chấp nhận khi mua cổ phiếu của công ty.

Mô hình tăng trưởng Gordon giả định rằng một công ty tồn tại mãi mãi và việc trả cổ tức cho mỗi cổ phiếu tăng với tốc độ không đổi.

Mô hình tăng trưởng Gordon cố gắng tính giá trị hợp lí của một cổ phiếu bất kể tình hình thị trường và xem xét các yếu tố chi trả cổ tức và lợi nhuận dự kiến của thị trường. 

Nếu giá trị thu được từ mô hình cao hơn giá giao dịch hiện tại của cổ phiếu, thì cổ phiếu được coi là bị định giá thấp và đủ điều kiện để mua vào và ngược lại.

Ví dụ sử dụng Mô hình tăng trưởng Gordon

Chẳng hạn, một công ty có cổ phiếu đang giao dịch ở mức $110/cổ phiếu. Công ty này yêu cầu tỉ suất hoàn vốn IRR 8% (r) và hiện trả cổ tức $3/cổ phiếu (D1), dự kiến sẽ tăng 5% mỗi năm (g).

Với mô hình tăng trưởng Gordon, giá trị nội tại (P) của cổ phiếu được tính như sau:

Mô hình tăng trưởng Gordon (Gordon Growth Model) là gì? Đặc điểm của mô hình tăng trưởng Gordon - Ảnh 3.

Ảnh minh họa. Nguồn: Investopedia

Theo mô hình tăng trưởng Gordon, cổ phiếu hiện được định giá quá cao trên thị trường.

Hạn chế của Mô hình tăng trưởng Gordon

Hạn chế chính của mô hình tăng trưởng Gordon nằm ở việc giả định cổ tức được trả liên tục trên mỗi cổ phiếu. 

Rất hiếm khi các công ty cho thấy sự tăng trưởng liên tục trong cổ tức của họ do chu kì kinh doanh hoặc những bất ngờ về rủi ro hoặc thành công về tài chính. Do đó, mô hình được giới hạn ở các công ty cho thấy tốc độ tăng trưởng ổn định.

Vấn đề thứ hai xảy ra với mối quan hệ giữa yếu tố giảm giá và tốc độ tăng trưởng được sử dụng trong mô hình. Nếu tỉ suất sinh lời nội bộ (r) thấp hơn tốc độ tăng trưởng cổ tức trên mỗi cổ phiếu (g), thì kết quả là giá trị âm, khiến mô hình trở nên vô giá trị.

Ngoài ra, nếu tỉ suất sinh lời nội bộ (r) bằng với tốc độ tăng trưởng (g), giá trị trên mỗi cổ phiếu đạt đến vô cùng.

(Theo Investopedia)

Minh Hằng