|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Định giá theo giá trị tài sản ròng trong chứng khoán là gì?

09:58 | 30/08/2019
Chia sẻ
Định giá theo giá trị tài sản ròng có thể coi như một phương pháp định giá cổ phiếu cơ bản trong một số tình huống đặc biệt.
định giá

Hình minh họa (Nguồn: tapchitaichinh)

Định giá theo giá trị tài sản ròng

Khái niệm

Định giá theo giá trị tài sản ròng là phương pháp định giá cổ phiếu, trong đó, trước hết nhà đầu tư phải tính giá trị tài sản có thực theo giá thị trường, sau đó trừ đi tổng số nợ của công ty, phần còn lại chính là giá trị tài sản ròng hay giá trị vốn chủ sở hữu.

Phương pháp định giá tài sản ròng chủ yếu được sử dụng để kiểm tra chéo các phương pháp khác..

Nếu như có một sự khác biệt đáng kể giữa kết quả định giá cổ phiếu theo giá trị tài sản ròng của một công ty và kết quả định giá theo phương pháp dựa trên lợi nhuận thì lí do của sự khác biệt đó phải được kiểm tra và đối chiếu để tìm ra nguyên nhân gây ra sự khác nhau đó. 

Phương pháp tính

Phương pháp định giá cổ phiếu theo giá trị tài sản ròng có thể coi như một phương pháp định giá cơ bản trong một số tình huống đặc biệt

Giá trị tài sản ròng có thể xác định theo 2 cách:

Cách 1: Căn cứ vào giá thị trường.

Căn cứ vào thị trường, giá trị tài sản ròng chính là giá bán tất cả các bộ phận cấu thành tài sản của doanh nghiệp trên thị trường (bao gồm đất đai, tài sản cố định, hàng hóa… ) vào thời điểm định giá doanh nghiệp, tất nhiên là sau khi đã trừ đi các khoản nợ của doanh nghiệp. 

Giá thị trường chỉ xác định cho từng tài sản riêng biệt và công thức dùng để xác định giá trị tài sản ròng theo phương pháp như sau:

định giá theo NAV5

Trong đó NAV là tổng giá trị tài sản ròng của doanh nghiệp tính theo giá thị trường ở thời điểm định giá P, là giá thị trường hiện hành của tài sản I, n là tổng số các loại tài sản.

Cách 2: Căn cứ vào giá trị sổ sách

Giá trị tài sản ròng = Tổng giá trị tài sản có – Các khoản nợ.

Kết luận: các phương pháp định giá cổ phiếu đều dựa trên một nguyên tắc chung là ước đoán giá trị cổ phiếu dựa trên các thông số đầu vào ước đoán. Do đó, có thể nhiều người cùng sử dụng một phương pháp nhưng kết quả lại khác nhau. 

Vì vậy, giá trị nội tại - giá trị thực của cổ phiếu xác định được chỉ mang tính chất tương đối và dùng để tham khảo. Tuy vậy, phân tích cơ sở có tính quyết định đối với sự hình thành giá cổ phiếu. Do đó, phân tích cơ bản luôn là phương pháp không thể thiếu trong quá trình đầu tư và có tác động rất lớn tới các quyết định đầu tư.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Thị trường Chứng khoán, 2018, NXB Tài chính)

Tuyết Nhi