|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Giá trị tài sản ròng (Net asset value - NAV) của quĩ là gì?

11:38 | 23/08/2019
Chia sẻ
Giá trị tài sản ròng (tiếng Anh: Net asset value, viết tắt: NAV) là tổng giá trị các tài sản và các khoản đầu tư của Quĩ trừ đi tổng giá trị nợ phải trả của Quĩ tại thời điểm định giá.
mutualfund-kM8F--621x414@LiveMint_1563694727746

Hình minh họa (Nguồn: Adobe Stock)

Giá trị tài sản ròng (Net asset value - NAV)

Giá trị tài sản ròng - danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Net asset value, viết tắt là NAV.

"Giá trị tài sản ròng (NAV) là tổng giá trị các tài sản và các khoản đầu tư của Quĩ trừ đi tổng giá trị nợ phải trả của Quĩ tại thời điểm định giá.

Người ta thường sử dụng chỉ số NAV/đvq (giá trị tài sản ròng của một đơn vị quĩ) để đánh giá giá trị chứng chỉ quĩ trên sổ sách và giá chứng chỉ quĩ mua vào." (Theo Công ty cổ phần quản lí quĩ đầu tư Việt Nam - VFM)

Theo Văn bản hợp nhất số 06/VBHN-BTC hướng dẫn về việc thành lập và quản lí quĩ mở:

"Giá trị tài sản ròng là tổng giá trị các tài sản và các khoản đầu tư do Quĩ sở hữu trừ đi các nghĩa vụ nợ của Quĩ tại ngày định giá."

Công thức xác định giá trị tài sản ròng

NAV = (Tổng giá trị tài sản – Tổng nợ) / Số lượng chứng khoán phát hành, trong đó: Tổng giá trị tài sản = Tổng giá trị chứng khoán của quĩ tính theo thị giá + tiền mặt.

Qui định chung về xác định giá trị tài sản ròng

1. Công ty quản lí quĩ có trách nhiệm xác định giá trị tài sản ròng của quĩ và giá trị tài sản ròng trên một đơn vị quĩ trên cơ sở giá thị trường, hoặc giá trị hợp (trong trường hợp không có giá thị trường) của các tài sản trong danh mục đầu tư của quĩ.

2. Danh sách của tối thiểu 03 tổ chức cung cấp báo giá, không phải là người có liên quan của công ty quản lí quĩ và ngân hàng giám sát, phải được ban đại diện quĩ thông qua.

3. Công ty quản lí quĩ phải xây dựng sổ tay định giá bao gồm những nội dung sau:

a) Nguyên tắc, tiêu chí lựa chọn, thay đổi các tổ chức cung cấp báo giá. Các nguyên tắc này cũng phải được qui định rõ tại điều lệ quĩ;

b) Nguyên tắc, qui trình chi tiết thực hiện các phương pháp định giá phù hợp với qui định của pháp luật, qui định tại điều lệ quĩ và thông lệ quốc tế.

4. Nguyên tắc, qui trình chi tiết thực hiện các phương pháp định giá phải rõ ràng, hợp để áp dụng thống nhất trong các điều kiện thị trường khác nhau, phải được ngân hàng giám sát xác nhận và ban đại diện quĩ, đại hội nhà đầu tư phê chuẩn.

5. Giá trị tài sản ròng của quĩ, giá trị tài sản ròng trên một đơn vị quĩ phải được ngân hàng giám sát xác nhận. Việc xác nhận giá trị thực hiện bằng văn bản, hoặc truy xuất thông qua hệ thống thông tin điện tử của ngân hàng giám sát đã được công ty quản lí quĩ chấp thuận. 

Trường hợp bị định giá sai, ngân hàng giám sát phải thông báo và yêu cầu công ty quản lí quĩ điều chỉnh trong thời hạn 24 giờ.

6. Trong thời hạn tối đa 03 ngày, kể từ ngày định giá, giá trị tài sản ròng của quĩ, giá trị tài sản ròng trên một đơn vị quĩ phải được công bố trên các trang thông tin điện tử của công ty quản lí quĩ, đại phân phối và các phương tiện thông tin đại chúng theo qui định về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán. 

7. Công ty quản lí quĩ được ủy quyền cho tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan xác định giá trị tài sản ròng của quĩ, giá trị tài sản ròng trên một đơn vị quĩ. Công ty quản lí quĩ có trách nhiệm kiểm tra, giám sát bảo đảm hoạt động xác định giá trị tài sản ròng là phù hợp các qui định của pháp luật, giá trị tài sản ròng được tính chính xác.

8. Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày giá trị tài sản ròng của quĩ giảm 50% so với mức vốn huy động ban đầu, hoặc giảm xuống thấp hơn 30 tỉ đồng, công ty quản lí quĩ phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và đề xuất phương án khắc phục. 

Trường hợp giá trị tài sản ròng của quĩ giảm xuống thấp hơn 10 tỉ đồng trong 06 tháng liên tục, công ty quản lí quĩ phải thanh tài sản để giải thể quĩ theo qui định. (Theo Văn bản hợp nhất số 06/VBHN-BTC hướng dẫn về việc thành lập và quản lí quĩ mở)

Khai Hoan Chu