|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Lợi suất hiệu dụng (Effective Yield) là gì? Công thức tính Lợi suất hiệu dụng

14:13 | 19/04/2020
Chia sẻ
Lợi suất hiệu dụng (tiếng Anh: Effective Yield) là tỉ lệ hoàn vốn của một trái phiếu, có các khoản thanh toán lãi (coupon) được tái đầu tư lại với cùng một tỉ lệ hoàn vốn, bởi trái chủ.

Lợi suất hiệu dụng (Effective Yield) là gì? Công thức tính Lợi suất hiệu dụng  - Ảnh 1.

Hình minh họa. Nguồn: Investopedia

Lợi suất hiệu dụng

Khái niệm

Lợi suất hiệu dụng trong tiếng Anh là Effective Yield.

Lợi suất hiệu dụng là tỉ lệ hoàn vốn của một trái phiếu, có các khoản thanh toán lãi (coupon) được tái đầu tư lại với cùng một tỉ lệ hoàn vốn, bởi trái chủ. 

Lợi suất hiệu dụng là tổng lợi suất mà một nhà đầu tư nhận được, khác với lợi suất danh nghĩa là lãi suất coupon của trái phiếu. Lợi suất hiệu dụng có tính đến sức mạnh của lãi kép trên tỉ lệ hoàn vốn khoản đầu tư, trong khi lợi suất danh nghĩa thì không.      

Đặc điểm Lợi suất hiệu dụng 

Lợi suất hiệu dụng là thước đo lãi suất coupon, lãi suất được ghi trên trái phiếu và được biểu thị bằng phần trăm của mệnh giá. Các khoản thanh toán lãi coupon trái phiếu thường được thanh toán nửa năm một lần cho các nhà đầu tư trái phiếu. 

Hay có nghĩa là các trái chủ thường sẽ nhận được hai lần thanh toán coupon mỗi năm. Lợi suất hiệu dụng được tính bằng cách chia các khoản thanh toán coupon cho giá trị thị trường hiện tại của trái phiếu.     

Lợi suất hiệu dụng giúp các trái chủ có thể đo lường lợi suất trái phiếu thực sự của họ. 

Ngoài ra còn có lợi suất hiện hành, đại diện cho tỉ lệ hoàn vốn của trái phiếu theo năm, được tính dựa trên các khoản thanh toán coupon hàng năm và giá hiện tại của trái phiếu, trái ngược với mệnh giá.      

Mặc dù tương tự nhau, lợi suất hiện hành không xem xét việc tái đầu tư các khoản thanh toán coupon như lợi suất hiệu dụng

Hạn chế của việc sử dụng lợi suất hiệu dụng là nó giả định rằng các khoản thanh toán coupon có thể được tái đầu tư, vào các công cụ đầu tư khác trả cùng mức lãi suất. Điều này cũng có nghĩa là nó giả định trái phiếu đang bán ngang giá. 

Tuy nhiên, việc này không phải lúc nào cũng có thể xảy ra vì trong thực tế lãi suất luôn thay đổi định kì, do các yếu tố trong nền kinh tế thay đổi. 

Công thức tính Lợi suất hiệu dụng 

Lợi suất hiệu dụng là thước đo lợi suất của trái phiếu với giả định các khoản thanh toán coupon được tái đầu tư. 

Nếu các khoản thanh toán được tái đầu tư, thì lợi suất hiệu dụng của trái chủ sẽ lớn hơn lợi suất hiện hành hoặc lợi suất danh nghĩa, do ảnh hưởng của lãi kép. Công thức tính lợi suất hiệu dụng như sau:  

I = [1 + (r / n)] n - 1 

Trong đó:  

 - i là lợi suất hiệu dụng.

 - r là tỉ lệ lãi suất danh nghĩa. 

 - n là số kì thanh toán lãi mỗi năm. 

Lợi suất hiệu dụng và Lợi suất đáo hạn (YTM)

Lợi suất đáo hạn (YTM) là tỉ suất lợi nhuận kiếm được từ một trái phiếu nếu được giữ cho đến khi đáo hạn. 

Để so sánh lợi suất hiệu dụng với lợi suất đáo hạn (YTM), hãy chuyển đổi YTM thành lãi suất thực hàng năm. 

Nếu YTM lớn hơn lợi suất hiệu dụng của trái phiếu, thì trái phiếu đang giao dịch với mức chiết khấu. Mặt khác, nếu YTM thấp hơn lợi suất hiệu dụng, trái phiếu được bán với giá cao.     

Ví dụ về Lợi suất hiệu dụng 

Nếu một nhà đầu tư nắm giữ một trái phiếu có mệnh giá 1.000 USD với lãi coupon 5% được trả nửa năm một lần vào tháng 3 và tháng 9, anh ta sẽ nhận được: (5%/ 2) x 1.000 USD = 25 USD hai lần/ năm thanh toán tiền lãi. 

Theo ví dụ, lợi suất hiệu dụng của nhà đầu tư trên trái phiếu phiếu giảm giá 5% của anh ta sẽ là: 

I = [1 + (0,05 / 2)] 2 – 1 = 1,0252 – 1  = 0,0506 hay 5,06%.

Nhà đầu tư trong ví dụ trên sẽ nhận được hơn 50 USD hàng năm bằng cách sử dụng công thức định giá theo lợi suất hiệu dụng.    

Lưu ý rằng vì trái phiếu trả lãi nửa năm một lần, các khoản thanh toán sẽ được thực hiện hai lần cho trái chủ mỗi năm, do đó, số lượng thanh toán mỗi năm là hai.   

Từ kết quả ở trên cho được lợi suất hiệu dụng là 5,06%, rõ ràng cao hơn lãi suất coupon 5%.   

(Theo Investopedia)

 

 

Lê Thảo