|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Lịch trình sản xuất (Production schedule) là gì?

11:26 | 02/01/2020
Chia sẻ
Lịch trình sản xuất (tiếng Anh: Production schedule) cho biết cụ thể khối lượng, thời gian hoàn thành đối với một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó trong khoảng thời gian nhất định có tính đến sản phẩm sẽ tiêu thụ và khối lượng dự trữ hiện có.
Lịch trình sản xuất (Production schedule) là gì? - Ảnh 1.

Hình minh họa

Lịch trình sản xuất (Production schedule)

Định nghĩa

Lịch trình sản xuất tạm dịch trong tiếng Anh là Production schedule.

Lịch trình sản xuất hay còn được gọi là chương trình sản xuất ngắn hạn, thời gian của lịch trình sản xuất thường là tuần.

Lịch trình sản xuất là toàn bộ các hoạt động điều phối, phân giao công việc cho từng bộ phận, cá nhân theo thứ tự công việc ưu tiên nhằm đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ dựa trên khả năng hiện có của nhà máy. 

Lịch trình sản xuất cho biết cụ thể khối lượng, thời gian hoàn thành đối với một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó trong khoảng thời gian nhất định có tính đến sản phẩm sẽ tiêu thụ và khối lượng dự trữ hiện có, đảm bảo cân đối công suất của máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ, hệ thống nhà xưởng và lao động giữa kế hoạch dự kiến và khả năng sản xuất thực có.

Lịch trình sản xuất dùng để điều độ theo dõi và đánh giá tình hình sản xuất, nhưng nó cũng cần điều chỉnh kịp thời nếu tình hình bên ngoài có những thay đổi bất thường.

Lập lịch trình sản xuất

- Lập lịch trình sản xuất là biện pháp làm cho quá trình sản xuất thực hiện với hiệu quả tối đa. Việc lập lịch trình sản xuất đảm bảo các đơn đặt hàng được thực hiện theo cách hiệu quả nhất, không bị gián đoạn hoặc chậm trễ.

- Kết quả của quá trình lập lịch trình sản xuất là những số liệu cụ thể về thời gian, khối lượng đưa vào sản xuất và dự trữ sẵn sàng bán.

Sự cần thiết của lịch trình sản xuất

- Các kế hoạch tổng hợp và tác nghiệp cho thấy khối lượng và thời gian cần thiết để sản xuất sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm theo tháng nhưng chưa nói lên lịch sản xuất cụ thể cho những khoảng thời gian ngắn hơn.

- Việc xác định khi nào cần sản xuất và sản xuất bao nhiêu trong từng tuần có ý nghĩa rất lớn, giúp cho công tác chuẩn bị đầy đủ, kịp thời các nguồn lực dự trữ đúng theo yêu cầu của sản xuất, với chi phí nhỏ nhất; đồng thời chỉ mua dự trữ tại những thời điểm có nhu cầu. Việc xây dựng lịch trình sản xuất theo tuần là hết sức cần thiết và quan trọng.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Quản trị tác nghiệp, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân)

Thanh Tùng

Vì sao Mỹ chật vật với lạm phát hơn châu Âu?
Lạm phát có thể đã giảm mạnh từ các mức cao nhất hàng chục năm qua ở cả hai bờ Đại Tây Dương, nhưng tiến triển ở Mỹ đã chững lại, khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hiện được dự đoán sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất chậm hơn nhiều so với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).