|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Mô hình sản lượng đặt hàng theo sản xuất (Production Order Quantity Model - POQ) là gì?

08:43 | 01/10/2019
Chia sẻ
Mô hình sản lượng đặt hàng theo sản xuất (tiếng Anh: Production Order Quantity Model - POQ) là mô hình dự trữ được ứng dụng khi lượng hàng được đưa đến liên tục hoặc khi sản phẩm vừa được tiến hành sản xuất vừa tiến hành sử dụng hoặc bán ra.
Production+Order+Quantity+Model

Hình minh hoạ (Nguồn: slideplayer)

Mô hình sản lượng đặt hàng theo sản xuất POQ

Khái niệm

Mô hình sản lượng đặt hàng theo sản xuất POQ trong tiếng Anh được gọi là Production Order Quantity Model - POQ.

Mô hình sản lượng đặt hàng theo sản xuất POQ là mô hình dự trữ được ứng dụng khi lượng hàng được đưa đến liên tục hoặc khi sản phẩm vừa được tiến hành sản xuất vừa tiến hành sử dụng hoặc bán ra.

Trường hợp áp dụng

Trong mô hình EOQ chúng ta đã giả định toàn bộ lượng hàng của một đơn hàng được nhận ngay trong một chuyến hàng. Tuy nhiên có những trường hợp doanh nghiệp sẽ nhận hàng dần dần trong một thời gian nhất định. Trong trường hợp này người ta phải tìm kiếm một mô hình đặt hàng khác với EOQ.

Mô hình POQ thích hợp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của người đặt hàng nên nó được gọi là mô hình sản lượng đặt hàng theo sản xuất. Mô hình này sẽ được áp dụng trong trường hợp lượng hàng được đưa đến một cách liên tục, hàng được tích lũy dần cho đến khi lượng đặt hàng được tập kết hết. 

Mô hình này cũng được áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp vừa sản xuất vừa bán hoặc doanh nghiệp tự sản xuất lấy vật tư để dùng. Trong những trường hợp như thế này, chúng ta phải quan tâm đến mức sản xuất hàng ngày của nhà sản xuất hoặc mức cung ứng của nhà cung ứng. 

Trong mô hình này về cơ bản các giả thuyết khác giống như mô hình EOQ, điểm khác biệt đó là hàng được đưa đến làm nhiều lần và nhu cầu sử dụng hàng ngày phải nhỏ hơn mức cung ứng để tránh hiện tượng thiếu hụt. Bằng phương pháp giống như EOQ ta xác định đựoc sản lượng tối ưu Q*.

Các giả thuyết

- Nhu cầu gần như cố định và được xác định trước

- Thời gian từ khi đặt hàng đến khi nhận là không đổi và được xác định trước

- Không cho phép có hiện tượng thiếu hàng

- Chi phí đặt hàng là cố định, không liên quan đến số lượng hàng đặt và không có chính sách triết khấu (giá mua giảm theo lượng bán tăng)

- Hạng mục sản phẩm chỉ là chủng loại đơn nhất, không xét đến tình huống nhiều mặt hàng

Công thức tính

Gọi: 

p là mức sản xuất (mức cung ứng) hàng ngày 

d là nhu cầu sử dụng hàng ngày (d < p)

t là thời gian sản xuất để có đủ số lượng cho 1 đơn hàng (hoặc thời gian cung ứng)

Q là sản lượng của đơn hàng

H là chi phí dự trữ cho 1 đơn vị mỗi năm

Tổng chi phí dự trữ sẽ là:

Screen Shot 2019-10-01 at 8

Tổng chi phí dự trữ

(Tài liệu tham khảo: Quản trị tác nghiệp, Trung tâm đào tạo từ xa, ĐH Kinh tế Quốc dân)

Diệu Nhi

[LIVE] ĐHĐCĐ Nam Long: Doanh số quý I ước đạt 1.160 tỷ đồng, có thể đưa ra thị trường 15.000 sản phẩm trong ba năm tới
HĐQT Nam Long định hướng phát triển trong năm 2024 tập trung vào dòng sản phẩm nhà ở vừa túi tiền và hợp với nhu cầu thị trường, mục tiêu bán trên 3.100 sản phẩm với doanh số kỳ vọng đạt 9.554 tỷ đồng.