|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Số lượng đặt hàng kinh tế (Economic Order Quantity - EOQ) là gì?

18:40 | 30/09/2019
Chia sẻ
Số lượng đặt hàng kinh tế (tiếng Anh: Economic Order Quantity - EOQ) là số lượng đặt hàng lí tưởng mà một công ty nên mua cho hàng tồn kho của mình với một chi phí sản xuất, một tỉ lệ nhu cầu nhất định và các biến khác.
Economic%2BOrder%2BQuantity

Hình minh hoạ (Nguồn: economic)

Số lượng đặt hàng kinh tế (EOQ) trong quản trị hàng dự trữ

Khái niệm

Số lượng đặt hàng kinh tế trong tiếng Anh được gọi là economic order quantity.

Số lượng đặt hàng kinh tế (EOQ) là số lượng đặt hàng lí tưởng mà một công ty nên mua cho hàng tồn kho của mình với một chi phí sản xuất, một tỉ lệ nhu cầu nhất định và các biến khác. 

Việc này được thực hiện để giảm thiểu chi phí giữ hàng tồn kho và chi phí liên quan đến đơn hàng. (Theo Investopedia)

Mô hình EOQ là một trong những kĩ thuật kiểm soát dự trữ phổ biến và lâu đời nhất, nó được nghiên cứu và đề xuất từ năm 1915 do ông Ford. W. Ham, đến ngày nay nó vẫn được nhiều các doanh nghiệp sử dụng. 

Giả định

Kĩ thuật kiểm soát dự trữ theo mô hình này rất dễ áp dụng, tuy nhiên phải có những giả định cho trước, đó là:

- Nhu cầu gần như cố định và được xác định trước

- Thời gian từ khi đặt hàng đến khi nhận là không đổi và được xác định trước

- Không cho phép có hiện tượng thiếu hàng

- Chi phí đặt hàng là cố định, không liên quan đến số lượng hàng đặt và không có chính sách triết khấu (giá mua giảm theo lượng bán tăng)

- Hạng mục sản phẩm chỉ là chủng loại đơn nhất, không xét đến tình huống nhiều mặt hàng

Công thức tính lượng đặt hàng

Công thức tính lượng đặt hàng Q sao cho tổng chi phí về dự trữ là nhỏ nhất là:

Screen Shot 2019-09-30 at 6

Công thức tính lượng đặt hàng Q

Trong đó:

D = Lượng nhu cầu về nguyên vật liệu trong năm

Q = Lượng đặt hàng mỗi lần

S = Chi đặt hàng một lần

H = Chi phí dự trữ nguyên vật liệu trong năm

Hạn chế

Hạn chế của việc sử dụng số lượng đặt hàng kinh tế EOQ là các đầu vào của công thức EOQ đưa ra một giả định rằng nhu cầu của người tiêu dùng là không đổi. 

Tính toán cũng giả định rằng cả chi phí đặt hàng và nắm giữ là không đổi, điều này gây khó khăn hoặc làm cho việc tính toán trở nên là không thể đối với các sự kiện kinh doanh như: 

Thay đổi nhu cầu của người tiêu dùng, thay đổi theo mùa trong chi phí tồn kho, mất doanh thu do thiếu hàng tồn kho hoặc giảm giá mua hàng một công ty có thể nhận được để mua hàng tồn kho với số lượng lớn hơn.

(Tài liệu tham khảo: Quản trị tác nghiệp, Trung tâm đào tạo từ xa, ĐH Kinh tế Quốc dân)

Diệu Nhi