|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Lí thuyết gấu váy cho thị trường (Hemline Theory) là gì? Một vài chỉ số kinh tế khác thường

12:11 | 18/04/2020
Chia sẻ
Lí thuyết gấu váy cho thị trường (tiếng Anh: Hemline Theory) là một ý kiến kì quặc cho rằng, chiều dài váy của phụ nữ là một yếu tố dự báo hướng đi của thị trường chứng khoán.
Lí thuyết gấu váy cho thị trường (Hemline Theory) là gì? Một vài chỉ số kinh tế khác thường - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa: Les Anderson/Unsplash)

Lí thuyết gấu váy cho thị trường

Khái niệm

Lí thuyết gấu váy cho thị trường trong tiếng Anh là Hemline Theory hoặc skirt length theory.

Lí thuyết gấu váy cho thị trường là một ý kiến kì quặc cho rằng, chiều dài váy của phụ nữ là một yếu tố dự báo hướng đi của thị trường chứng khoán. 

Theo lí thuyết, nếu váy ngắn đang ngày càng phổ biến, thì có nghĩa là thị trường sẽ tăng lên. Nếu váy dài hơn đang thịnh hành trong giới thời trang, thì có nghĩa là thị trường đang đi xuống. Lí thuyết gấu váy còn được gọi là "chỉ số gấu váy" hoặc lí thuyết "lộ đầu gối, thị trường giá lên" (bare knees, bull market).

Ý kiến đằng sau lí thuyết gấu váy là váy ngắn hơn có xu hướng xuất hiện trong thời điểm mà niềm tin và sự phấn khích của người tiêu dùng tăng cao, có nghĩa là thị trường đang tăng. Ngược lại, lí thuyết nói rằng váy dài sẽ được ưa chuộng hơn trong thời điểm người ta e ngại và u ám nói chung, thì cho thấy rằng mọi thứ đang có xu hướng xuống giá. 

Được đề xuất lần đầu tiên vào năm 1925 bởi George Taylor của trường Wharton School of Business, chỉ số gấu váy (Hemline Index) đề xuất rằng, gấu váy cao hơn khi nền kinh tế hoạt động tốt hơn. Ví dụ, váy ngắn đang thịnh hành vào những năm 1990, khi bong bóng công nghệ đang gia tăng. 

Các trường hợp áp dụng lí thuyết gấu váy

Mặc dù các nhà đầu tư có thể âm thầm tin vào một lí thuyết như vậy, nhưng phần lớn các nhà phân tích và nhà đầu tư nghiêm túc thì vẫn ưa chuộng các yếu tố cơ bản của thị trường và dữ liệu kinh tế hơn là lí thuyết gấu váy. Trường hợp áp dụng lí thuyết gấu váy thực sự dựa trên hai điểm trong lịch sử.  

Vào những năm 1920, sức mạnh kinh tế của Mỹ đã dẫn dến một thời kì tăng trưởng bền vững về tài sản cá nhân cho phần lớn dân số. Chính điều này đã dẫn đến những dự án đầu tư mạo hiểm mới trong tất cả các lĩnh vực, bao gồm cả giải trí và thời trang. Thời trang có thể đã gây xôn xao xã hội một thập kỉ trước đó, chẳng hạn như váy ngắn trên đầu gối, trở thành mốt thịnh thành. 

Sau đó là sự "Sụp đổ thị trường chứng khoán phố Wall năm 1929" (Crash of 1929) và cuộc Đại khủng hoảng, chứng kiến sự suy yếu của các mốt thời trang mới, và quay lại kiểu thời trang rẻ và đơn giản hơn trước đó. 

Điều này dường như lặp lại vào những năm 1980 khi những chiếc váy ngắn (mini-skirts) trở nên phổ biến cùng với sự bùng nổ của các triệu phú đi kèm với kinh tế học Reagan. Con lắc của thời trang đã quay trở lại với váy dài vào cuối những năm 80, gần như trùng khớp với sự sụp đổ của thị trường chứng khoán năm 1987. Tuy nhiên, thời điểm của những sự cố này đã là một nghi vấn, chứ chưa nói đến sức mạng của mối tương quan tiềm năng. 

Mặc dù có thể có một luận điểm biện hộ xung quanh các giai đoạn tăng tưởng kinh tế bền vững, dẫn đến các lựa chọn thời trang táo bạo hơn, nhưng đó không phải là một luận điểm đầu tư thực tế để có thể làm theo.

Các chỉ số kinh tế khác thường

Một số chỉ số kinh tế độc đáo khác đã được đề xướng:

- Đồ lót nam: Chỉ số đồ lót nam là một chỉ số kinh tế độc đáo, từ lâu đã được ưa chuộng bởi chủ tịch của Fed, Alan Greenspan. Chỉ số này có mục đích đo lường nền kinh tế hoạt động tốt như thế nào dựa trên doanh số bán đồ lót nam. Phương pháp đo lường này nói rằng, sự sụt giảm trong doanh số bán đồ lót của nam giới cho thấy tình trạng chung của nền kinh tế kém, còn sự gia tăng trong doanh số bán đồ lót dự đoán một nền kinh tế đang cải thiện. 

- Cắt tóc: Người sáng lập Paul Mitchell, John Paul Dejoria gợi ý rằng trong thời kì kinh tế tốt, khách hàng sẽ đến các tiệm cắt tóc cứ sau 6 tuần, trong khi thời gian xấu thì tần suất cắt tóc giảm xuống cứ sau 8 tuần. 

 - Giặt khô: Một lý thuyết được Greenspan yêu thích khác, chỉ báo này cho thấy rằng giặt khô giảm trong thời kì kinh tế tồi tệ, vì mọi người chỉ mang quần áo đến các tiệm giặt khô khi họ thực sự cần, bởi ngân sách eo hẹp.

 - Thức ăn nhanh: Nhiều nhà phân tích tin rằng trong thời kì suy thoái tài chính, người tiêu dùng có nhiều khả năng lựa chọn các loại thức ăn nhanh có giá rẻ. Còn khi nền kinh tế đi lên, các khách quen có nhiều khả năng tập trung mua thực phẩm lành mạnh và dùng bưuã trong các nhà hàng sang trọng hơn. 

(Theo Investopedia)


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Ích Y

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.