|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Đại khủng hoảng (Great Depression) là gì? Nguyên nhân của Đại khủng hoảng

13:32 | 03/09/2019
Chia sẻ
Đại khủng hoảng (tiếng Anh: Great Depression) là một cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu kéo dài 10 năm. Nó bắt đầu ở Mỹ và nhanh chóng lan rộng ra toàn Châu Âu và khắp nơi trên thế giới, phá hủy cả các nước phát triển.
maxresdefault

Hình minh họa. Nguồn: glimpseofhistory.com

Đại khủng hoảng

Khái niệm

Đại khủng hoảng trong tiếng Anh là Great Depression.

Cuộc Đại khủng hoảng là cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất và kéo dài nhất trong lịch sử thế giới hiện đại. Nó bắt đầu với sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Mỹ năm 1929 và đến tận năm 1946 sau Thế chiến II mới kết thúc. 

Nguyên nhân của Đại khủng hoảng

Theo Ben Bernanke, cựu chủ tịch của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Fed đã góp phần tạo ra Đại khủng hoảng khi sử dụng các chính sách tiền tệ thắt chặt khi trong khi phải làm điều ngược lại. Theo Bernanke, đây là 5 sai lầm nghiêm trọng của Fed:

1. Fed bắt đầu tăng lãi suất cho vay vào mùa xuân năm 1928. Họ tiếp tục tăng lãi suất xuyên suốt cuộc khủng hoảng bắt nguồn từ tháng 8 năm 1929. 

2. Khi thị trường chứng khoán sụp đổ, các nhà đầu tư chuyển sang thị trường tiền tệ. Vào thời điểm đó, chế độ bản vị vàng hỗ trợ giá trị của đồng đôla do chính phủ Mỹ nắm giữ. Các nhà đầu cơ bắt đầu dùng đôla để mua vào vàng vào tháng 9 năm 1931, tạo ra một cuộc tháo chạy khỏi đồng đôla.

3. Fed đã tăng lãi suất một lần nữa để bảo toàn giá trị đồng đôla. Điều đó càng hạn chế lượng tiền các doanh nghiệp có thể tiếp cận, dẫn tới phá sản hàng loạt.

4. Fed đã không tăng cung tiền để chống giảm phát. 

5. Các nhà đầu tư đã rút mọi khoản tiền gửi của họ khỏi ngân hàng. Sự thất bại của các ngân hàng càng gây ra hoảng loạn. Fed bỏ mặc các ngân hàng gặp khó khăn. Tình trạng này đã phá hủy niềm tin còn sót lại của người tiêu dùng đối với các tổ chức tài chính. Hầu hết mọi người rút tiền khỏi ngân hàng để cất trữ. Điều đó lại càng làm giảm cung tiền. 

Fed đã không đưa đủ tiền vào lưu thông để giúp nền kinh tế hoạt động trở lại. Thay vào đó, Fed để cho tổng nguồn cung đô la Mỹ giảm tới 30%. Nghiên cứu sau này đã ủng hộ cho sự đánh giá của Bernanke.

Nguyên nhân kết thúc Đại khủng hoảng

Năm 1932, Mỹ đã bầu Franklin D. Roosevelt làm tổng thống. Ông hứa sẽ tạo ra các chương trình của chính phủ liên bang để chấm dứt cuộc Đại khủng hoảng. 

Trong vòng 100 ngày, ông đã ký bộ luật Chính sách kinh tế mới (New Deal), tạo ra 42 cơ quan chính phủ mới. Chúng được thiết kế để tạo việc làm, cho phép công đoàn hóa và cung cấp bảo hiểm thất nghiệp. Nhiều chương trình trong số này vẫn còn tồn tại.

Nhiều ý kiến cho rằng chính cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai đã chấm dứt Đại khủng hoảng chứ không phải Chính sách kinh tế mới. Nhưng nhiều người khác cho rằng nếu Roosevelt đã chi nhiều cho Chính sách kinh tế mới như những gì ông đã làm trong Chiến tranh thế giới thứ hai, thì chính sách của ông đã chấm dứt cuộc Đại khủng hoảng. 

Trong chín năm từ lúc Chính sách kinh tế mới bắt đầu và cuộc tấn công vào Trân Châu Cảng, Roosevelt đã tăng khoản nợ của Mỹ lên tới 3 tỷ USD. Năm 1942, chi tiêu quốc phòng đã tăng thêm 23 tỷ USD nợ. Đến năm 1943, khoản nợ đã tăng thêm 64 tỷ USD.

(Theo: thebalance.com)


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Hằng Hà

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.