|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

L/C tuần hoàn (Revolving L/C) là gì? Những cách sử dụng L/C tuần hoàn

13:46 | 04/09/2019
Chia sẻ
L/C tuần hoàn (tiếng Anh: Revolving L/C) là loại L/C không thể hủy ngang mà sau khi đã sử dụng hết giá trị thì nó lại tự động có giá trị như ban đầu và có thể tiếp tục sử dụng.
d

Hình minh họa (Nguồn: Abbreviations)

L/C tuần hoàn (Revolving L/C)

L/C tuần hoàn - danh từ, tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Revolving L/C.

L/C tuần hoàn là loại L/C không thể hủy ngang mà sau khi đã sử dụng hết giá trị của nó hoặc đã hết thời hạn hiệu lực thì nó lại (tự động) có giá trị như cũ và tiếp tục được sử dụng một cách tuần hoàn trong một thời hạn nhất định cho đến khi tổng giá trị hợp đồng được thực hiện. (Theo Giáo trình Ngân hàng Thương mại, NXB Thống kê)

Ví dụ: Một nhà nhập khẩu mua đều đặn một khối lượng thép nhất định từ một nhà máy xuất khẩu tổng trị giá hợp đồng là 1.600.000 USD, thực hiện trong 12 tháng. Hàng quí sẽ thực hiện mức kim ngạch là 400.000 USD. Nhà nhập khẩu có thể mở một L/C tuần hoàn trị giá 400.000 USD thời hạn hiệu lực trong 3 tháng và được tuần hoàn 4 lần trong 12 tháng. 

Cuối quí 1, giá trị L/C thực hiện hết để thanh toán số hàng đã giao trong quí, kim ngạch L/C lại được mở như cũ và cứ như vậy cho đến hết sau 12 tháng (4 lần) để thanh toán toàn bộ khối lượng hàng hóa đã giao theo hợp đồng kí cho 12 tháng.

Lợi thế của L/C tuần hoàn 

Đối với những mặt hàng được mua bán thường xuyên, định kì, số lượng lớn, giao nhiều lần trong một thời gian nhất định hoặc các bên mua bán quen thuộc và tin cậy lẫn nhau thì nên dùng L/C tuần hoàn để tránh gây ứ đọng vốn không cần thiết, có lợi cho cả đôi bên mua bán. 

Lí do là bởi vì mỗi lần giao hàng lại kí hợp đồng, mở một L/C thì mất nhiều thì giờ để kí kết hay làm thủ tục mở L/C. Người bán thì không chủ động được đầu ra còn người mua thì cũng không chủ động được về nguồn hàng.

L/C tuần hoàn tạo điều kiện tốt nhất cho nhà nhập khẩu mua được hàng hóa trong suốt thời gian dài khi thị trường đang có lợi thế cho mình. Hơn nữa, bên mua cũng không muốn nhận tất cả hàng hóa ngay một lúc vì phải tính đến chi phí lưu kho, bảo quản và việc quay vòng vốn.

Đồng thời nhà nhập khẩu khi mở L/C tuần hoàn thì không phải yêu cầu ngân hàng mở thêm các L/C khác cho cùng một đơn đặt hàng, giúp nhà nhập khẩu không bị đọng vốn, không bị tính phí mở nhiều lần L/C. 

Nhà xuất khẩu không phải chờ đợi L/C mới cũng như có thuận lợi là khi giao hàng nhà xuất khẩu có thể nhận được tiền ngay trong cùng một L/C. L/C tuần hoàn được dùng phổ biến trong buôn bán với các bạn hàng quen thuộc có tiếng trên thị trường và các bên tin cậy lẫn nhau.

Cách sử dụng L/C tuần hoàn

Thông thường, có 3 cách tuần hoàn như sau:

1. Tuần hoàn tự động: L/C sau khi tự động có giá trị như cũ mà không cần có sự thông báo của Ngân hàng Phát hành cho nhà xuất khẩu biết.

2. Tuần hoàn bán tự động: Nếu sau một số ngày nhất định kể từ ngày L/C hết hạn hiệu lực hoặc đã sử dụng hết mà Ngân hàng Phát hành không có ý kiến gì thì L/C kế tiếp tự động có giá trị như cũ.

3. Tuần hoàn hạn chế: Là chỉ khi nào Ngân hàng Phát hành thông báo cho người bán thì L/C kế tiếp mới có hiệu lực.

L/C tuần hoàn cần ghi rõ ngày hết hiệu lực cuối cùng, số lần tuần hoàn và số tiền tối thiểu của mỗi lần. Đồng thời phải ghi rõ có cho phép số dư của L/C trước cộng dồn vào những L/C kế tiếp hay không, nếu không cho phép thì gọi là L/C tuần hoàn không tích lũy (noncummulative revolving L/C), còn nếu cho phép cộng dồng thì gọi là L/C tuần hoàn tích lũy (Cummulative revolving L/C). (Theo Giáo trình Ngân hàng Thương mại, NXB Thống kê)

Khai Hoan Chu

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.