Sắc xanh chiếm chủ đạo nhóm cổ phiếu ngân hàng trong ngày giao dịch đầu tuần (11/10). Cổ phiếu SHB ghi nhận giá và thanh khoản tăng mạnh vào ngày đầu tiên niêm yết trên HOSE.
Là nhóm vốn hóa lớn nhất thị trường, giao dịch sôi động trở lại ở nhóm ngân hàng để ngỏ cho một xu hướng tăng giá mang tính 'bền vững' hơn. Trong Top10 dẫn dắt đà tăng của Index, có tới 6 đại diện đến từ các nhà băng, nổi bật là TCB và CTG với mức đóng góp 2 và 1,9 điểm cho VN-Index.
FiinGroup cho rằng giá cổ phiếu ngân hàng vẫn còn khá đắt so với lịch sử cũng như triển vọng lợi nhuận ngắn và trung hạn của ngành dưới áp lực từ trích lập dự phòng và chất lượng nợ.
Cổ phiếu FIT tiếp tục bị NĐT tổ chức trong nước xả mạnh nhất với giá trị lên tới 448,1 tỷ đồng. Trong đó, bên hấp thụ vẫn là NĐT cá nhân trong nước. Động thái liên tục thoái vốn diễn ra trong bối cảnh cổ phiếu FIT phá đáy ngắn hạn và hiện đang vẫn dò tìm vùng đáy mới.
Trong phiên VN-Index vượt mốc 1.370 điểm, giao dịch của các bên tham gia thị trường khá giằng co khi giá trị mua bán/ròng đều thu hẹp đáng kể so với phiên trước đó.
Thống kê từ đầu năm, cổ phiếu các công ty chứng khoán là một trong những nhóm tăng mạnh nhất trên thị trường với mức tăng bình quân 112,74%, cho thấy nhà đầu tư đang phản ánh tích cực với triển vọng lợi nhuận năm 2021 nhóm này.
Thị trường chứng khoán Việt Nam có 35 doanh nghiệp với trên 1 tỷ cổ phiếu đang niêm yết hoặc đăng ký giao dịch, bao gồm những cái tên lớn như Vingroup, Vietcombank, Hòa Phát, … Tập đoàn FLC có thể sẽ là cái tên thứ 36.
Theo nhận định của công ty chứng khoán, thanh khoản giảm so với phiên trước và dưới mức trung bình 50 phiên, cho thấy dòng tiền vẫn chưa thực sự mạnh mẽ và chỉ tập ở một số cổ phiếu. Dự kiến, VN30-Index sẽ tiếp tục quán tính tăng trong phiên giao dịch tiếp theo.
Trong tuần sàn HOSE trải qua 5 phiên tăng điểm trọn vẹn (4 - 8/10), nhà đầu tư cá nhân quay lại giao dịch tích cực khi mua ròng 2.260 tỷ đồng qua kênh khớp lệnh. Nhóm này mua ròng hơn 870 tỷ đồng mã HPG, tương đương gần 15,6 triệu đơn vị trong tuần cổ phiếu trở lại vùng đỉnh.
Cổ phiếu VPB của VPBank đứng đầu trong Top10 cổ phiếu được khối tự doanh CTCK gom ròng mạnh nhất tuần với 149,6 tỷ đồng, tương đương khối lượng hơn 3,5 triệu đơn vị.
Với việc dòng tiền suy yếu trước vùng kháng cự 1.370 - 1.380 điểm, công ty chứng khoán cho rằng VN-Index có thể sẽ xuất hiện phiên điều chỉnh vào tuần sau và tiếp tục vận động tích lũy trong vùng 1.350 - 1.380 điểm.
Một số cổ phiếu đáng chú ý được các công ty chứng khoán đưa ra gồm: VCI (Chứng khoán Bản Việt), SZC (Sonadezi Châu Đức), VSC (Tập đoàn Container Việt Nam) và TLH (Tập đoàn Thép Tiến Lên).
Chứng khoán Maybank Kim Eng cho rằng các cổ phiếu vốn hóa lớn đã bị điều chỉnh trong suốt quý III có khả năng sẽ dẫn đầu thị trường trở lại từ quý IV đến hết năm 2022, dự báo mức mục tiêu cho VN-Index năm 2021 là 1.500 điểm.
Trong cả 5 phiên giao dịch của tuần vừa qua, VN-Index đều đóng cửa trong sắc xanh. GAS, VHM và HPG là những cổ phiếu đóng góp tích cực nhất. Ngược lại, VPB là mã kéo tụt chỉ số nhiều nhất.
Trong tuần qua (4/10 - 8/10), dù chỉ giao dịch trong hai ngày trước khi chuyển niêm yết từ HNX sang HOSE, cổ phiếu SHB vẫn đứng đầu về tăng giá lẫn khối lượng giao dịch toàn ngành.
Trong tuần tăng điểm trọn vẹn của VN-Index, khối ngoại duy trì bán ròng hơn 1.234 tỷ đồng trên toàn thị trường với tâm điểm chốt lời hơn 1.000 tỷ đồng cổ phiếu nhóm thép. Riêng tại thị trường UPCoM, nhóm này có tuần bán ròng mạnh nhất kể từ tháng 7 với quy mô rút ròng hơn 141 tỷ đồng.
Trong phiên tăng điểm thứ 5 liên tiếp của VN-Index, giao dịch khối ngoại chứng kiến dấu hiệu tích cực khi nhóm này chỉ còn bán ròng hơn 130 tỷ đồng tại HOSE, giảm hơn 77% so với phiên trước đó.
Thị trường phiên cuối tuần tăng mạnh về cuối phiên chủ yếu nhờ lực kéo của nhóm cổ phiếu trụ. Như vậy, thị trường trong tuần ghi nhận 5 phiên tăng điểm liên tiếp. Với diễn biến tích cực, VN-Index lần lượt chinh phục các mốc kháng cự quan trọng để tiến đến thử thách vùng đỉnh tháng 8 tại 1.380 điểm.
Trong phiên VN-Index tiếp đà hồi phục, tự doanh và NĐT cá nhân đồng loạt nâng quy mô mua ròng với tổng giá trị vào ròng hơn 935 tỷ đồng. Tâm điểm hút tiền của tự doanh là cổ phiếu VPB trong khi nhà đầu tư cá nhân chưa ngừng gom cổ phiếu HPG.
Theo nhóm phân tích của Chứng khoán Yuanta Việt Nam, việc mở cửa lại nền kinh tế và mức định giá hấp dẫn với P/E của VN-Index ước tính quanh mức 16,x lần (đã bao gồm dự phóng mức tăng trưởng EPS quý III/2021) sẽ là động lực tăng trưởng của thị trường trong tháng 10.
Năm 2024 là một năm kinh doanh tích cực của nhóm công ty thành viên thuộc Tập đoàn Viettel như Viettel Contruction, Viettel Post và Viettel Global. Bên cạnh đó, giá cổ phiếu của doanh nghiệp còn tăng bằng lần trong một năm.