Dòng tiền thông minh 8/10: Tự doanh và NĐT cá nhân gom hơn 900 tỷ đồng phiên VN-Index vượt mốc 1.365 điểm, mua mã nào nhiều nhất?
VN-Index tiếp tục duy trì đà tăng của mình của mình. Tuy nhiên, tâm lý của nhà đầu tư có phần thận trọng khi lực bán xuất hiện mạnh ở vùng giá cao. Đóng cửa, VN-Index tăng nhẹ hơn 3,1 điểm dừng chân tại mốc 1.365 điểm với mức tăng 0,23% so với phiên trước đó.
Thanh khoản sàn HOSE tiếp tục được cải thiện khi đạt hơn 658 triệu đơn vị khớp lệnh và 18.654 tỷ đồng. Tính chung trên cả ba sàn thì giá trị giao dịch toàn đạt 24.128 tỷ đồng, tăng 3,3% so với phiên liền trước.
Nhóm cổ phiếu phân bón chịu áp lực chốt lời mạnh ở vùng giá cao đã khiến cho nhiều mã chỉ ghi nhận mức tăng nhẹ hoặc quay đầu giảm điểm như DCM, DPM và BFC. Tại nhóm vốn hóa lớn VN30, sắc đỏ có phần chiếm ưu thế hơn với 18 mã giảm và 11 mã tăng. Trong đó, SSI, BVH, PDR và VCB có mức tăng hơn 1%, riêng VPB tăng 4,2% điều này đã giúp cho chỉ số này vẫn giữ được sắc xanh tới cuối phiên.
Dòng tiền tiếp tục luân chuyển giữa các nhóm ngành. Tỷ trọng phân bổ dòng tiền tăng vào bất động sản, thực phẩm & đồ uống, chứng khoán, trong khi giảm ở nhóm ngân hàng, xây dựng & vật liệu, hàng cá nhân & gia dụng.
Trong phiên VN-Index vượt mốc 1.365 điểm, giao dịch của các bên tham gia thị trường không thay đổi so với phiên trước đó, tuy nhiên thống kê cho thấy quy mô mua/bán ròng đều tăng nhẹ.
Tự doanh tiếp đà mua ròng, tập trung gom VPB phiên tăng mạnh
Thống kê giao dịch của khối tự doanh công ty chứng khoán, họ tiếp đà mua ròng 280,8 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì họ gom ròng 165,7 tỷ đồng.
Cụ thể, bộ phận tự doanh mua ròng 9/18 ngành với giá trị vào ròng lớn nhất đặt tại nhóm ngân hàng, dịch vụ tài chính. Top cổ phiếu được khối này mua ròng phiên ngày hôm qua gồm VPB, GEX, ACB, FUEVFVND, MWG, LCG, VHM, DPM, DCM và SSI.
Theo ghi nhận, hôm qua là ngày giao dịch không hưởng quyền để VPBank thực hiện chia cổ tức và phát hành cổ phiếu tăng vốn. Cụ thể, tới đây VPBank sẽ phát hành 1,97 tỷ cổ phiếu, tương đương tỷ lệ 80% gồm 62,15% để trả cổ phiếu và phát hành từ nguồn vốn chủ sở hữu tỷ lệ 17,85%.
Chiều ngược lại, tự doanh công ty chứng khoán bán ròng mạnh nhất cổ phiếu ngành thực phẩm và đồ uống. Top cổ phiếu bị khối này bán ròng gồm TCB, TV2, ACB, VIC, VCB, FPT, VNM, NVL, HT1, MBB.
Tổ chức trong nước bán ròng gần 360 tỷ đồng, chủ yếu xả nhóm ngân hàng
Giao dịch trái chiều với khối tự doanh, NĐT tổ chức trong nước bán ròng 356,6 tỷ đồng. Tính riêng khớp lệnh thì họ bán ròng 289,9 tỷ đồng.
Tính riêng giao dịch khớp lệnh, tổ chức nội bán ròng 12/18 ngành với giá trị lớn nhất là nhóm ngân hàng. Trong khi đó, họ mua ròng nhiều nhất cổ phiếu ngành dầu khí.
Giao dịch cụ thể theo từng mã, Top cổ phiếu bị khối này bán ròng có VPB, HPG, STB, PAN, TCB, GMD, FPT, MSN, VOS, TPB. Chiều ngược lại, dòng tiền của tổ chức nội chảy vào danh mục gồm SSB, DXG, NLG, REE, VCB, HSG, PLX, PVD, SZC, IJC.
Tâm điểm hút tiền của NĐT cá nhân vẫn là HPG
Về phía NĐT cá nhân, họ mua ròng 654,5 tỷ đồng, trong đó gom ròng 723,3 tỷ đồng qua kênh khớp lệnh.
Tính riêng giao dịch khớp lệnh, cá nhân trong nước mua ròng 9/18 ngành, chủ yếu là ngành tài nguyên cơ bản. Top mua ròng của NĐT cá nhân gồm HPG, SBT, PAN, CTG, STB, VIC, VPB, GMD, NVL, TCB. Giao dịch gom HPG của các cá nhân trong nước vẫn diễn ra sôi động,
Bên phía bán ròng khớp lệnh, họ rút vốn khỏi 9/18 ngành còn lại với lực xả chủ yếu đặt tại nhóm dầu khí, bán lẻ. Top bán ròng có SSB, DHC, MWG, DXG, PLX, KBC, LCG, POW, PVT.
Khối ngoại chưa ngừng xả HPG
Trong phiên vừa qua, NĐT nước ngoài bán ròng 632,2 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ rút ròng 599,2 tỷ đồng.
Dòng tiền ngoại chủ yếu rút khỏi nhóm thực phẩm và đồ uống. Top10 cổ phiếu bị khối ngoại bán ròng thông qua khớp lệnh là HPG, SBT, PAN, CTG, NLG, FUEVFVND, GMD, SSI, GEX.
Ở chiều mua, lực gom khớp lệnh chính của NĐT ngoại là nhóm điện, nước & xăng dầu khí đốt, dầu khí. Top mua ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: DHC, KBC, POW, VRE, VCI, PVT, PLX, PDR, TV2, GAS.