|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Khả năng thanh toán chung của doanh nghiệp là gì? Chỉ tiêu đánh giá

17:10 | 19/05/2020
Chia sẻ
Khả năng thanh toán chung của doanh nghiệp thể hiện khả năng thanh toán tất cả các khoản nợ của doanh nghiệp đó.
Khả năng thanh toán chung của doanh nghiệp là gì? Chỉ tiêu đánh giá - Ảnh 1.

Hình minh hoạ (Nguồn: due)

Khả năng thanh toán chung

Khái niệm

Khả năng thanh toán chung hay còn gọi là Khả năng thanh toán tổng quát.

Khả năng thanh toán chung của doanh nghiệp thể hiện khả năng thanh toán tất cả các khoản nợ của doanh nghiệp đó.

Mục đích đánh giá

Đánh giá khái quát khả năng thanh toán của doanh nghiệp không chỉ nhằm mục đích cung cấp cho người sử dụng thông tin biết được về mặt tổng thể, doanh nghiệp có bảo đảm khả năng thanh toán tất cả các khoản nợ hay không mà còn cung cấp cho họ các thông tin về mức độ biến động, xu hướng biến động và nhịp điệu biến động khả năng thanh toán theo thời gian của doanh nghiệp. 

Nói cách khác, đánh giá khái quát khả năng thanh toán của doanh nghiệp phải trả lời được các câu hỏi sau:

1. Doanh nghiệp có bảo đảm khả năng thanh toán nợ không?

2. Khả năng thanh toán và khả năng thanh khoản của doanh nghiệp cao hay thấp so với bình quân ngành, bình quân khu vực hay so với các doanh nghiệp tiên tiến, điển hình?

3. Tình hình biến động (tăng, giảm) khả năng thanh toán và khả năng thanh khoản trong của doanh nghiệp?

4. Xu hướng và nhịp điệu biến động (tăng trưởng) khả năng thanh toán của doanh nghiệp theo thời gian?

Các chỉ tiêu đánh giá

- Hệ số khả năng thanh toán tổng quát

Để đánh giá khái quát khả năng thanh toán của doanh nghiệp, các nhà phân tích sử dụng chỉ tiêu Hệ số khả năng thanh toán tổng quát.

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thanh toán chung (tổng quát) của doanh nghiệp. Có thể nói, đây là chỉ tiêu khái quát nhất phản ánh năng lực (khả năng) thanh toán của một doanh nghiệp.

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát = Tổng số tài sản/Tổng số nợ phải trả

Chỉ tiêu này cho biết: Với tổng số tài sản hiện có, doanh nghiệp có bảo đảm trang trải được các khoản nợ phải trả hay không. Nói cách khác, một đồng nợ phải trả của doanh nghiệp được bảo đảm bởi mấy đồng tài sản.

- Hệ số khả năng thanh khoản của dòng tiền

Để làm rõ hơn khả năng thanh toán, các nhà phân tích còn kết hợp sử dụng chỉ tiêu Hệ số khả năng thanh khoản của dòng tiền nhằm đánh giá khả năng thanh khoản của doanh nghiệp. 

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng của doanh nghiệp trong việc tạo ra dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh để đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn. Do các khoản nợ được thanh toán bằng tiền nên việc so sánh giữa dòng tiền từ hoạt động kinh doanh với khoản nợ phải trả ngắn hạn là rất cần thiết.

Hệ số khả năng thanh khoản của dòng tiền = Dòng tiền lưu chuyển thuần từ hoạt động kinh doanh/Tổng số nợ ngắn hạn bình quân

Hệ số này cho biết: Với dòng tiền lưu chuyển thuần từ hoạt động kinh doanh trong , doanh nghiệp có bảo đảm trang trải được các khoản nợ ngắn hạn (kể cả nợ dài hạn đến hạn trả) phải trả hay không. 

Nói cách khác, một đồng nợ ngắn hạn phải trả bình quân trong của doanh nghiệp được bảo đảm bởi mấy đồng tiền lưu chuyển thuần từ hoạt động kinh doanh trong .

(Tài liệu tham khảo: Tổng quan về phân tích báo cáo tài chính, Trung tâm đào tạo từ xa, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Diệu Nhi

Top 10 địa phương IIP cao nhất 11 tháng: Phú Thọ bất ngờ dẫn đầu
Trong 11 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) so với cùng kỳ năm trước tăng ở 60 địa phương và giảm ở 43 địa phương trên cả nước cho thấy tín hiệu tích cực của ngành sản xuất. Trong đó các địa phương có IIP tăng cao chủ yếu nhờ hoạt động thuỷ điện hoặc chế biến, chế tạo tăng trưởng mạnh.