|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Hợp đồng hoán đổi nghĩa vụ nợ (Liability Swap Contract) là gì? Đặc điểm và ví dụ

10:10 | 16/12/2019
Chia sẻ
Hợp đồng hoán đổi nghĩa vụ nợ (tiếng Anh: Liability Swap Contract) là một loại hợp đồng phái sinh có hai bên trao đổi giá trị chịu rủi ro của lãi suất hoặc tiền tệ trên một khoản nợ thường là một số tiền gốc danh nghĩa.
iStock-464750918

Hình minh họa. Nguồn: Businesslawtoday.org

Hợp đồng hoán đổi nghĩa vụ nợ

Khái niệm

Hợp đồng hoán đổi nghĩa vụ nợ trong tiếng Anh là Liability Swap Contract.

Hợp đồng hoán đổi nghĩa vụ nợ là một loại hợp đồng phái sinh có hai bên trao đổi giá trị chịu rủi ro của lãi suất hoặc tiền tệ trên một khoản nợ.

Hầu hết các giao dịch hoán có các dòng tiền xác định bởi số tiền gốc danh nghĩa.Thông thường khoản tiền gốc không thay đổi trong suốt thời hạn hợp đồng. 

Trong hợp đồng hoán đổi, một dòng tiền sẽ có lãi suất cố định còn dòng tiền khác sẽ theo lãi suất thả nổi, nghĩa là nó sẽ phụ thuộc vào các lãi suất chuẩn như tỷ giá hối đoái thả nổi hoặc chỉ giá số.       

Điều khoản và cấu trúc của một hợp đồng hoán đổi nghĩa vụ nợ giống như điều khoản và cấu trúc của hợp đồng hoán đổi tài sản.

Hợp đồng hoán đổi nghĩa vụ nợ trao đổi giá trị chịu rủi ro của một khoản nợ dài hạn còn hợp đồng hoán đổi tài sản trao đổi giá trị chịu rủi ro của một tài sản. 

Hợp đồng hoán đổi không giao dịch trên các sàn giao dịch vì vậy các nhà đầu tư cá nhân thường không tham gia vào các giao dịch hợp đồng hoán đổi. 

Hợp đồng hoán đổi được giao dịch trên các thị trường OTC và giữa các doanh nghiệp hoặc tổ chức tài chính với nhau.   

Đặc điểm Hợp đồng hoán đổi nghĩa vụ nợ 

Hợp đồng hoán đổi nghĩa vụ nợ được sử dụng để trao đổi một khoản nợ lãi suất cố định (hoặc thả nổi) với một khoản nợ lãi suất thả nổi (hoặc cố định). Hai bên liên quan trong hợp đồng trao đổi các dòng tiền mặt.   

Ví dụ, một ngân hàng có thể hoán đổi nghĩa vụ nợ lãi suất cố định 3% để đổi lấy nghĩa vụ nợ có lãi suất thả nổi theo lãi suất LIBOR cộng với 0,5%. Giả sử lãi suất Libor hiện là 2,5%, thì tỉ lệ lãi suất cố định và thả nổi là như nhau tại thời điểm này. 

Tuy nhiên, theo thời gian, tỉ lệ thả nổi sẽ thay đổi trong khi tỉ lệ cố định sẽ được giữ nguyên trong suốt kì hạn hợp đồng. Nếu LIBOR tăng lên 3%, thì tỉ lệ thả nổi trên hợp đồng hoán đổi sẽ là 3,5% và bên trả theo tỉ lệ thả nổi sẽ phải trả nhiều hơn cho khoản nợ. Nếu LIBOR giảm xuống, bên trả theo tỉ lệ thả nổi sẽ phải trả ít hơn so với ban đầu (3%).   

Doanh nghiệp và các tổ chức sử dụng hợp đồng hoán đổi nghĩa vụ nợ để thay đổi tỉ lệ họ phải trả cho các khoản nợ thả nổi hoặc cố định của họ. 

Doanh nghiệp và các tổ chức tham gia vào các hợp đồng hoán đổi nghĩa vụ nợ khi họ tin rằng lãi suất sẽ thay đổi theo hướng có lợi cho họ. 

Họ cũng tham gia vào các hợp đồng hoán đổi nghĩa vụ nợ để chuyển đổi bản chất của nghĩa vụ nợ (cố định hoặc thả nổi) sao cho khớp với tài sản của họ (dòng tiền cố định hay thả nổi). 

Hợp đồng hoán đổi nghĩa vụ nợ cũng có thể được sử dụng để bảo hiểm rủi ro.   

Ví dụ về Hợp đồng hoán đổi nghĩa vụ nợ 

Công ty XYZ trao đổi lãi suất thả nổi theo lãi suất LIBOR cộng với 2,5% cho một nghĩa vụ nợ đổi lại đề nghị 5% lãi suất cố định cho cùng nghĩa vụ nợ của công ty ABC, trong vòng 6 tháng. Số tiền gốc danh nghĩa là 10 triệu đô la.   

Công ty XYZ hiện có tỉ lệ cố định của nghĩa vụ nợ là 5%, trong khi Công ty ABC đang nghĩa vụ nợ theo lãi suất LIBOR cộng 2,5%. Giả sử tỉ lệ LIBOR sáu tháng hiện là 2,5%, nên tỉ lệ thả nổi cũng là 5%.   

Giả sử sau ba tháng, LIBOR tăng lên 2,75% nên tỉ lệ thả nổi sẽ là 5,25%. Công ty ABC sẽ phải trả lãi suất thả nổi cao hơn so với tỉ lệ cố định ban đầu. 

Điều này nói lên rằng các công ty thường không tham gia giao dịch hoán đổi để kiếm lợi, thay vào đó để trao đổi các tỉ lệ phù hợp với nhu cầu kinh doanh của họ.   

Nếu LIBOR giảm xuống 2,25%, tỉ lệ thả nổi sẽ là 4,75% và Công ty ABC đang trả lãi suất thấp hơn mức 5% ban đầu.   

Do tiền gốc (thường) không được trao đổi và các khoản nợ không thay đổi trong suốt thời hạn hợp đồng, những biến động trong lãi suất được xử lí bằng cách thực hiện các khoản thanh toán định kì hoặc thanh toán một lần khi hợp đồng đáo hạn. 

Các bên trong hợp đồng đặt ra các điều khoản hoán đổi được sự đồng thuận của cả hai.   

(Theo Investopedia)

Lê Thảo

Đề xuất ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe ô tô hybrid, không áp thuế với điều hoà
Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh đề xuất, bổ sung quy định dòng xe điện hybid không có sạc ngoài được hưởng ưu đãi thuế suất thuế TTĐB với mức thuế suất bằng 70% mức thuế suất của dòng xe xăng dầu.