|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (Vietnam Banks' Association - VNBA) là gì?

10:30 | 07/11/2019
Chia sẻ
Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (tiếng Anh: Vietnam Banks' Association - VNBA) là tổ chức nghề nghiệp tự nguyện của các tổ chức tín dụng Việt Nam; hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, tự chịu trách nhiệm về mọi mặt.
NGpFzuJLlcPHWyb7MgzspAmBTni0t0rwxVQqcqxp

Hình minh hoạ (Nguồn: fleming)

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam 

Khái niệm

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh "Vietnam Banks' Association", viết tắt là VNBA.

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam là tổ chức nghề nghiệp tự nguyện của các tổ chức tín dụng Việt Nam; hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, tự chịu trách nhiệm về mọi mặt; 

Tập hợp, động viên các hội viên hợp tác, hỗ trợ nhau trong hoạt động kinh doanh; đại diện, bảo vệ quyềìn và lợi ích hợp pháp của Hội viên; làm cầu nối giữa các hội viên với các cơ quan Nhà nước; 

Nhằm ổn định và phát triển lành mạnh, hiệu quả, an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam, qua đó góp phần thực thi chính sách tiền tệ, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Mục tiêu và phạm vi hoạt động

- Đại diện cho Hội viên trong mối quan hệ đối nội và đối ngoại có liên quan đến hoạt động ngân hàng và của Hiệp hội;

- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Hội viên và của Hiệp hội;

- Tuyên truyền, vận động Hội viên nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng;

- Phổ biến, trao đổi kinh nghiệm, tổ chức đào tạo, nghiên cứu khoa học, công nghệ ngân hàng;

- Cung cấp thông tin cần thiết cho Hội viên và được phép xuất bản sách, báo, tạp chí chuyên ngành ngân hàng theo qui định của pháp luật; thông tin tuyên truyền, phổ biến mục đích của Hiệp hội Ngân hàng và hoạt động ngân hàng trong và ngoài nước;

- Tham gia xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan đến ngân hàng, phản ánh nguyện vọng, đề xuất của Hội viên và kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với các vấn đề có liên quan đến sự phát triển hoạt động ngân hàng, quyền và lợi ích hợp pháp của Hội viên. 

Phối hợp với tổ chức, cơ quan có liên quan nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ của Hiệp hội;

- Tư vấn, phản biện các vấn đề thuộc lĩnh vực ngân hàng theo đề nghị của tổ chức và cá nhân;

- Hoà giải tranh chấp giữa các Hội viên;

- Được tạo nguồn kinh phí, trên cơ sở hội phí của Hội viên và các nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ khác theo qui định của pháp luật để tự trang trải về kinh phí hoạt động. 

Được nhận các nguồn tài trợ hợp pháp của Nhà nước, tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước, theo qui định của pháp luật;

- Hợp tác, gia nhập làm Hội viên của các Hội quốc tế, khu vực, các nước và các tổ chức tài chính - tiền tệ thuộc lĩnh vực ngân hàng, theo qui định của pháp luật.

(Tài liệu tham khảo: Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam)

Diệu Nhi

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.