Cơ quan Quản lí Liên minh Tín dụng Quốc gia (National Credit Union Administration) là gì?
Hình minh họa (Nguồn: ncua.gov)
Cơ quan Quản lí Liên minh Tín dụng Quốc gia (National Credit Union Administration)
Khái niệm
Cơ quan Quản lí Liên minh Tín dụng Quốc gia trong tiếng Anh là National Credit Union Administration; viết tắt là NCUA.
Cơ quan Quản lí Liên minh Tín dụng Quốc gia (NCUA) là một cơ quan của chính phủ liên bang Hoa Kỳ. Chính phủ liên bang đã thành lập NCUA để giám sát các công đoàn tín dụng liên bang trên cả nước.
Cách thức hoạt động của NCUA
NCUA là một cơ quan liên bang được thành lập vào năm 1970 và có trụ sở tại Alexandria, Virginia. Hội đồng gồm ba thành viên đứng đầu cơ quan, tất cả đều được bổ nhiệm trực tiếp bởi tổng thống Hoa Kỳ. Cơ quan này hiện đang giám sát hơn 9,500 công đoàn tín dụng do chính quyền liên bang bảo hộ phục vụ hơn 80 triệu tài khoản khách hàng.
NCUA điều hành Quĩ bảo hiểm cổ phần của Liên minh tín dụng quốc gia (NCUSIF), đây là một trong những cơ quan có trách nhiệm lớn nhất. Quĩ bảo hiểm cổ phần của Liên minh tín dụng quốc gia sử dụng tiền thuế để đảm bảo tiền gửi tại tất cả các công đoàn tín dụng liên bang.
Hầu hết các tổ chức được bảo đảm NCUA là các công đoàn tín dụng và ngân hàng tiết kiệm của liên bang và tiểu bang. Tài khoản được bảo đảm trong các tổ chức được bảo đảm NCUA là các loại tài khoản tiết kiệm, hối phiếu cổ phần hoặc vãng lai, tài khoản thị trường tiền tệ, chứng chỉ cổ phiếu (CD), tài khoản hưu trí cá nhân và tài khoản ủy thác có thể hủy ngang.
So sánh Cơ quan Quản lí Liên minh Tín dụng Quốc gia (NCUA) với Công ty Bảo hiểm Ký thác Liên bang Hoa Kỳ (FDIC)
NCUA tương đương với Công ty Bảo hiểm Kí thác Liên bang Hoa Kỳ (FDIC). FDIC là một cơ quan liên bang độc lập bảo đảm tiền gửi tại các ngân hàng Hoa Kỳ trong trường hợp ngân hàng thất bại. FDIC được thành lập vào năm 1933 để đối phó với cuộc Đại suy thoái, duy trì niềm tin của công chúng và khuyến khích sự ổn định trong hệ thống tài chính thông qua việc thúc đẩy các hoạt động ngân hàng lành mạnh.
NCUA bảo đảm cho các công đoàn tín dụng bảo vệ tiền của các khách hàng của họ ở các tài khoản tiết kiệm, vãng lai, thị trường tiền tệ và hưu trí. Còn FDIC nhằm mục đích ngăn chặn các kịch bản ngân hàng, thứ đã tàn phá nhiều ngân hàng sau sự sụp đổ của thị trường chứng khoán năm 1929 và cuối cùng dẫn đến cuộc Đại khủng hoảng.
Với mối đe dọa rằng ngân hàng sẽ đóng cửa, nhóm nhỏ khách hàng lo lắng đã vội vàng rút tiền của họ. Sau khi nỗi sợ hãi lan rộng, sự hỗn hoạn của khách hàng khiến cho người nào người nấy làm điều tương tự và cuối cùng ngân hàng không thể hỗ trợ các yêu cầu rút tiền.
Những người đầu tiên rút tiền từ ngân hàng đang gặp khó khăn sẽ được hưởng lợi, trong khi những người khác thì việc chờ đợi làm tăng nguy cơ họ mất hết tiền tiết kiệm chỉ sau một đêm. Trước FDIC, không có gì đảm bảo cho sự an toàn của tiền gửi ngoài sự tin tưởng vào sự ổn định của ngân hàng.
Sự khác biệt đáng kể giữa FDIC và NCUA là các thỏa thuận trước đây chỉ với các tổ chức tín dụng và sau đó sử dụng Quĩ Bảo hiểm Cổ phần của Liên minh Tín dụng Quốc gia; FDIC thì sử dụng Quĩ bảo hiểm tiền gửi.
(Tài liệu tham khảo: investopedia.com)