|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Hiện tượng quay vòng trong biểu quyết là gì?

23:02 | 01/01/2020
Chia sẻ
Hiện tượng quay vòng trong biểu quyết đề cập đến trường hợp lựa chọn của các cá nhân đều nhất quán, nhưng của cả cộng đồng lại không như vậy.
Hiện tượng quay vòng trong biểu quyết là gì? - Ảnh 1.

Hình minh họa

Hiện tượng quay vòng trong biểu quyết

Định nghĩa

Hiện tượng quay vòng trong biểu quyết đề cập đến trường hợp lựa chọn của các cá nhân đều nhất quán, nhưng của cả cộng đồng lại không như vậy.

Nội dung hiện tượng quay vòng trong biểu quyết

Biểu quyết theo đa số không phải lúc nào cũng đưa đến một kết cục rõ ràng và nhất quán. Nhiều trường hợp tỏ ra không thành công. Để minh họa điều này, chúng ta quay trở lại xem xét ví dụ trên như sau

Một cộng đồng có ba cử tri (cử tri 1, cử tri 2, cử tri 3) và họ phải lựa chọn ba mức chi tiêu cho quốc phòng (A là mức chi tiêu ít nhất, B là mức chi tiêu trung bình, C là mức chi tiêu lớn nhất), với giả thiết ý thích của các cử tri được thể hiện ở biểu 5-2 sau đây:

Biểu 5-2: Lựa chọn các cử tri dẫn đến biểu quyết quay vòng

Lựa chọn

Cử tri 1

Cử tri 2

Cử tri 3

Ưu tiên 1

A

C

B

Ưu tiên 2

B

A

C

Ưu tiên 3

C

B

A

Tương tự như trên, ta tiến hành bỏ phiếu cho từng cặp phương án: Nếu lựa chọn giữa phương án A và B thì A sẽ thắng với tỉ lệ phiếu 2/1. Nếu biểu quyết giữa phương án B và C thì phương án B sẽ thắng cùng tỉ số.

Nếu biểu quyết giữa phương án C và A thì C thắng với số phiếu như vậy. Đây là một kết cục phi logic vì nếu A đã thắng B và B đã thắng C thì theo logic thông thường phương án A sẽ là phương án thắng cuối cùng theo nguyên tắc đa số.

Những kết cục trong lần bỏ phiếu thứ ba lại hoàn toàn ngược lại. Mặc dù lựa chọn của các cá nhân đều nhất quán, nhưng của cả cộng đồng lại không như vậy. Hiện tượng này gọi là nghịch lí biểu quyết hay biểu quyết quay vòng.

Trở lại ví dụ này, nếu lựa chọn đầu tiên là giữa B và C, sau đó phương án thắng (B) được tiếp tục đấu với A thì A sẽ là kết quả lựa chọn cuối cùng.

Điều này có nghĩa là kết cục cuối cùng hoàn toàn phụ thuộc vào trật tự tiến hành bỏ phiếu. Ai có khả năng kiểm soát được trật tự bỏ phiếu thì người đó chi phối kết quả cuối cùng.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Kinh tế Công cộng, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân)

Thanh Tùng

Đề xuất ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe ô tô hybrid, không áp thuế với điều hoà
Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh đề xuất, bổ sung quy định dòng xe điện hybid không có sạc ngoài được hưởng ưu đãi thuế suất thuế TTĐB với mức thuế suất bằng 70% mức thuế suất của dòng xe xăng dầu.