Hòa Phát có một số lợi thế về giá thành thép cuộn cán nóng (HRC) và tôn mạ so với doanh nghiệp ở các quốc gia khác, do đó có thể đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm này trong những tháng cuối năm.
Làn sóng dịch COVID-19 lần thứ 4 kèm theo giãn cách xã hội kéo dài đã khiến nhiều doanh nghiệp như Công ty Cổ phần Tập đoàn Gia Định gánh chịu những thiệt hại, tổn thất chưa từng từ đơn hàng, đối tác đến lực lượng công nhân.
Một số công ty bán lẻ tại Mỹ vừa gửi thư cho Tổng thống Joe Biden, thúc giục Washington chuyển thêm vắc xin cho Việt Nam. Đây không phải lần đầu doanh nghiệp Mỹ có động thái tương tự.
Giá thép hôm nay giảm xuống mức 5.504 nhân dân tệ/tấn trên Sàn giao dịch Thượng Hải. Nguồn cung quặng sắt từ Brazil đang dần hồi phục sau thảm họa đập thủy điện và những tác động tiêu cực của đại dịch. Trong khi đó, nhu cầu lại đang có xu hướng suy yếu.
Các mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu cao nhất sang EU trong 8 tháng gồm điện thoại các loại và linh kiện, máy vi tính, sản phẩm điện tử, giày dép các loại,... Trong đó, xuất khẩu sắt thép bứt phá mạnh tăng 7,5 lần so với cùng kỳ năm 2020.
Chia sẻ với Financial Post (Canada), các nhà phân tích cho rằng thị trường hàng hóa đang ở trong một "siêu chu kỳ biến động", bất luận là do ảnh hưởng tạm thời của đại dịch hay do những thay đổi mang tính cơ cấu liên quan đến quá trình chuyển đổi năng lượng.
Trước thông tin công ty bất động sản hàng đầu Trung Quốc Evergrande đứng trước nguy cơ vỡ nợ, nhiều mặt hàng kim loại đã có sự điều chỉnh giá nhanh chóng. Do đó, câu hỏi đặt ra là sự kiện này sẽ tác động như thế nào đến ngành thép của nước láng giềng như Việt Nam?
Giá nhôm đang ở mức cao nhất trong 13 năm khi Trung Quốc, nhà sản xuất kim loại cơ bản lớn nhất thế giới hướng đến mục tiêu giảm phát thải carbon. Bên cạnh đó, nước này đang phải đối mặt với tình trạng thiếu điện, chi phí vận chuyển hàng hóa cao tác động đến giá nhôm.
Giá thép hôm nay tăng lên mức 5.651 nhân dân tệ/tấn trên Sàn giao dịch Thượng Hải. Giá quặng sắt kỳ hạn ở châu Á phục hồi với hợp đồng chuẩn trên Sàn giao dịch Đại Liên tăng từ mức thấp nhất trong vòng 10 tháng qua.
Nửa đầu tháng 9, cán cân thương mại hàng hóa thâm hụt hơn 1,5 tỷ USD. Tính từ đầu năm đến hết ngày 15/9, cán cân thương mại hàng hóa thâm hụt gần 4,2 tỷ USD.
Hãng thép lớn thứ hai của Anh cảnh báo rằng giá điện "đang vượt ngoài tầm kiểm soát", từ đó đẩy công ty này vào cảnh sản xuất không có lãi trong giờ cao điểm.
OPEC và các nước đồng minh (OPEC+) đang gặp khó khăn trong việc đáp ứng đủ nhu cầu trong bối cảnh thế giới đang phục hồi trở lại sau đại dịch. Điều này dẫn đến nguy cơ tạo thêm áp lực cho giá dầu thô.
Giá thép hôm nay tăng lên mức 5.537 nhân dân tệ/tấn trên Sàn giao dịch Thượng Hải. Tại Iran, sản lượng tinh quặng sắt trong 5 tháng đầu tiên của năm hiện tại đã tăng 4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Các nhà đầu tư đang lo lắng rằng nếu Evergrande vỡ nợ, thị trường bất động sản và hàng hóa công nghiệp sẽ chao đảo theo, đặc biệt là ngành công nghiệp thép. Tuy nhiên, nhìn từ lịch sử thì lo ngại này chưa hẳn đã đúng.
Trong tháng 8, nhập khẩu phế liệu sắt thép ghi nhận giảm 45% về lượng và giá trị so với tháng 7 nhưng giá vẫn ở mức cao nhất trong 8 tháng đầu năm. Đến đầu tháng 9, giá các loại nguyên vật liệu sản xuất thép có xu hướng chững lại theo giá thế giới.
Sau 3 năm sa cơ, Evergrande từ một doanh nghiệp bất động sản lớn nhất Trung Quốc trở thành "bom nợ" lớn nhất toàn cầu. Cuộc khủng hoảng này đang khuấy đảo thị trường kim loại, giá đồng, quặng sắt, nickel lao dốc thảm hại.
Tại Singapore, giá quặng giao sau giảm 11,5% xuống 92 USD/tấn. Tính từ thời điểm đạt ngưỡng kỷ lục (hồi tháng 5), giá quặng sắt giảm khoảng 60% do nhu cầu Trung Quốc giảm.
Trong tháng 8 nhập khẩu phân bón từ các thị trường chủ đạo đều giảm mạnh so với tháng liền kề trước đó, kéo lượng và giá trị nhập khẩu của cả nước giảm lần lượt 33,7% và 31,8%.
Hôm qua (20/9), giá của một số hàng hóa như quặng sắt và đồng đã quay đầu giảm do thị trường lo sợ rằng cú ngã ngựa của công ty bất động sản Trung Quốc Evergrande có thể làm suy yếu nhu cầu nguyên liệu thô.