|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Bom nợ Evergrande có thể khuấy đảo thị trường kim loại thế giới?

18:42 | 21/09/2021
Chia sẻ
Sau 3 năm sa cơ, Evergrande từ một doanh nghiệp bất động sản lớn nhất Trung Quốc trở thành "bom nợ" lớn nhất toàn cầu. Cuộc khủng hoảng này đang khuấy đảo thị trường kim loại, giá đồng, quặng sắt, nickel lao dốc thảm hại.

Evergrande khuấy đảo thị trường kim loại

Theo Finacial Times, trước năm 2018, Evergrande, tập đoàn bất động sản lớn nhất Trung Quốc sở hữu khối tài sản khổng lồ với 408.000 bãi đậu xe ô tô, quỹ đất rộng bằng quần đảo Malta và lượng lớn bất động sản với giá thuê hấp dẫn.

Tuy nhiên, sau 3 năm ngắn ngủi, Evergrande đang đối mặt với cuộc khủng hoảng thanh khoản, trở thành "bom nợ" lớn nhất toàn cầu.

Thực tế, bất động sản là lĩnh vực sử dụng rất nhiều hàng hóa kim loại như thép, đồng… 

Với hướng tiếp cận này, cuộc khủng hoảng của Evergrande, doanh nghiệp bất động sản lớn nhất Trung Quốc đang tác động tiêu cực đến thị trường hàng hóa và những biến động giá cả hàng hóa là điều khó có thể tránh khỏi.

Nếu xét trong phạm vi tác động trực tiếp/vòng đầu tiên đối với hàng hóa, bom nợ Evergrande có thể dẫn đến sự suy thoái ngành bất động sản của Trung Quốc, chiếm 1/2 tổng lượng tiêu thụ hàng hóa.

Một điều không thể phủ nhận rằng Trung Quốc là thị trường 40 -70% hàng hóa toàn cầu, trong đó phần lớn dành cho bất động sản.

Cụ thể, mức tiêu thụ hàng hóa trong lĩnh vực bất động sản chiếm tỷ trọng lớn tổng mức tiêu thụ hàng hóa của Trung Quốc.

  • * Chiếm 40% tổng tiêu thụ thép của Trung Quốc, 20% tổng sản lượng toàn cầu (380 triệu tấn/năm).

  • * Chiếm 20% tổng tiêu thụ đồng của Trung Quốc, 20% tổng sản lượng toàn cầu (2,7 triệu tấn/năm).

  • * Chiếm 15% tổng tiêu thụ nhôm của Trung Quốc, 9% tổng sản lượng toàn cầu quốc gia (6 triệu tấn/năm).
  • * Chiếm 15% tổng tiêu thụ kẽm của Trung Quốc, 5% tổng sản lượng toàn cầu quốc gia (0,7 triệu tấn/năm).
  • * Chiếm 10% tổng tiêu thụ nickel của Trung Quốc, 8% tổng sản lượng toàn cầu quốc gia (0,2 triệu tấn/năm).

Như vậy, lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc 5 - 20% nguồn cung hàng hóa toàn cầu. Trong đó, Evergrande có khả năng là một "hợp đồng khủng" đối với thị trường hàng hóa thế giới.

Cụ thể, bom nợ Evergrande đang tác động đến giá của nhiều mặt hàng kim loại, trong khi lĩnh vực bất động sản Trung Quốc chiếm 1/5 tổng nguồn cung thép và đồng toàn cầu.

The Reuters, giá đồng trong phiên giao dịch ngày 20/9 đã giảm xuống mức thấp nhất trong một tháng. Giá đồng trên sàn giao dịch kim loại London đã giảm 3,2% xuống 9.010 USD/tấn, thậm chí có lúc chạm mức 9.005 USD/tấn, mức thấp nhất kể từ ngày 20/8.

Giá nickel, loại kim loại thép không gỉ cũng giảm 1,7% xuống 19.030 USD/tấn, các công ty cũng không quan tâm nhiều nguy cơ Indonesia sẽ áp thuế xuất khẩu đối với các sản phẩm có hàm lượng niken dưới 70% để thúc đẩy mở rộng ngành công nghiệp chế biến nội địa của nước này.

Ngoài ra, các kim loại khác cũng đồng loại giảm như nhôm giảm 0,8% xuống 2.862 USD/tấn, kẽm giảm 2,4% xuống 3.014 USD/tấn, chì giảm 1,3% xuống 2.153 USD/tấn và thiếc giảm 1% xuống 33.780 USD/tấn.

Bom nợ Evergrande khuấy đảo thị trường kim loại Trung Quốc? - Ảnh 2.

Trụ sở Evergrande tại Trung Quốc (Ảnh: Nikkei Asia)

Bom nợ Evergrande sẽ tác động như thế nào đến nền kinh tế toàn cầu?

Nếu ở các nền kinh tế khác, việc một công ty phá sản không phải là vấn đề quá lớn song ở Trung Quốc, nơi bất động sản được ước tính chiếm tới 1/4 GDP, điều này lại trở thành mối nguy hại. Evergrande hiện đang có khoản nợ tới 300 tỷ USD đang được xét vào nhóm có khả năng vỡ nợ.

Ngay từ phiên đầu tuần, cổ phiếu bất động sản của Trung Quốc đã bắt đầu giảm mạnh với cổ phiếu của công ty Sinic Holdings niêm yết tại Hong Kong giảm 87% trong phiên giao dịch ngày 20/9, và trái phiếu của các công ty khác cũng lao dốc.

Thị trường chứng khoán châu Âu ngày 21/9 cũng xuất hiện những biến động không mấy khả quan khi chỉ số FTSE 100 giảm 1,6% và Stoxx 600 giảm 1,8% trong phiên giao dịch giữa ngày.

Đặc biệt, cổ phiếu của các công vật liệu cơ bản như khai thác, luyện kim, hóa chất và lâm sản có xu hướng giảm mạnh. Tại Anh, cổ phiếu ngành này giảm khoảng 4,5%, trong đó đầu bảng là cổ phiếu của Anglo American giảm tới 8,6%.

Hoàng Anh

31 doanh nghiệp chốt quyền chia cổ tức trong tuần tới, Dược Hậu Giang có tỷ lệ cao nhất
Trong tuần từ 23/12 đến 27/12, thị trường chứng khoán có 31 doanh nghiệp chốt ngày giao dịch không hưởng quyền để nhận cổ tức tiền mặt.