|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Quốc tế

Diện tích nhỏ hơn tỉnh Bắc Ninh nhưng quốc gia châu Á này vẫn trở thành kho chứa kim loại quan trọng của thế giới

19:36 | 16/08/2024
Chia sẻ
Lượng kim loại dự trữ tại Singapore đang tăng mạnh và nhu cầu toàn cầu chững lại chỉ là một phần lý do.

(Ảnh minh hoạ: Bloomberg).

Theo Bloomberg, một lượng lớn kẽm và chì tinh chế đã đổ về Singapore kể từ giữa năm ngoái, biến một trong những quốc gia nhỏ nhất thế giới thành kho dự trữ quan trọng cho các công ty thương mại như Trafigura và Glencore.

Để so sánh, diện tích của Việt Nam đạt hơn 331.000 km2, trong khi Singapore chỉ rộng hơn 730 km2. Nói cách khác, diện tích của Việt Nam lớn gấp 453 lần so với quốc đảo sư tử. Chỉ riêng Bắc Ninh, tỉnh nhỏ nhất của Việt Nam, đã lớn hơn Singapore.

Dữ liệu cho thấy lượng tồn kho của hai kim loại nói trên trong các kho chứa được đăng ký tại Singapore của Sàn Giao dịch Kim loại London (LME) đã tăng hơn 10 lần kể từ tháng 5/2023 lên mức kỷ lục gần 430.000 tấn trong vài tuần gần đây.

Tại sao lượng kim loại dự trữ tại Singapore lại tăng mạnh? Một phần là do sự chững lại của nền kinh tế toàn cầu. Trong khi các nhà đầu tư đang lo lắng hơn về rủi ro suy thoái của Mỹ, nguyên nhân lớn nhất chính là Trung Quốc.

Cuộc khủng hoảng bất động sản kéo dài nhiều năm và tình trạng suy yếu của chi tiêu tiêu dùng tại nền kinh tế tỷ dân đã tác động ra khắp toàn cầu.

Ông Jia Zheng, trưởng bộ phận giao dịch của công ty quản lý tài sản Shanghai Soochow Jiuying Investment Management, đánh giá: “Nhu cầu yếu của thị trường Trung Quốc là lý do chính”.

“Các nhà giao dịch đang chờ đợi nhu cầu của Trung Quốc phục hồi để có thể vận chuyển lượng kim loại đang dự trữ tại Singapore đến thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới một nhanh chóng nhất”, ông Zheng nói.

 

Tuy nhiên, câu chuyện không chỉ đơn giản như vậy. Singapore đã là trung tâm phân phối kim loại quan trọng trong nhiều thập kỷ qua.

Trên đảo Jurong nằm ở bờ biển phía tây nam của Singpore và Sembawang ở phía bắc, kim loại công nghiệp có thể chất đống im lìm trong nhiều năm hoặc nhanh chóng vận chuyển đến chỗ tàu biển khi cần.

Ở mức tồn kho hiện tại, Singapore cần khoảng 140.000 m2 không gian để lưu trữ hàng hoá. Đó là một diện tích lớn đối với quốc đảo này, nơi mà chi phí trữ hàng, vận chuyển và nhân công đều tương đối cao.

Dù LME có các kho chứa chi phí thấp hơn ở Malaysia và Hàn Quốc, các công ty thương mại quốc tế vẫn tìm đến Singpore.

Doanh nghiệp chọn Singapore có thể là vì một chiến lược giao dịch mà trong đó, một số công ty có thể hưởng lợi từ chi phí lưu trữ hàng hoá cao hơn của nước này.

Thoả thuận chia sẻ tiền thuê

Nguồn tin của Bloomberg cho biết, giới thương nhân có thể gia tăng doanh thu của họ thông qua những thoả thuận “chia sẻ tiền thuê” với các kho chứa.

Nhờ những thoả thuận đó, các công ty thương mại có thể chỉ phải chịu một nửa chi phí lưu trữ. Tuy nhiên, rủi ro tài chính đối với các công ty điều hành kho chứa là rất lớn.

Để thu hút giới thương nhân đến các kho chứa ở Singapore, các công ty điều hành kho chứa không chỉ đồng ý chia sẻ một phần chi phí lưu trữ mà còn cung cấp những ưu đãi tài chính lên đến 50 USD/tấn kim loại.

Thông thường, các nhà điều hành kho chứa có thể đẩy phần chi phí đó cho khách hàng, những người sẽ mua kim loại từ kho chứa.

Song, nếu các thương nhân quyết định chuyển hàng hoá sang kho chứa khác trong nước hoặc ra nước ngoài, thì không ai có thể giúp các công ty kho bãi thu hồi phần chi phí kia.

 

Ngầm hiểu

Bình thường, các công ty điều hành kho bãi ngầm hiểu rằng họ sẽ không làm tổn hại hoạt động kinh doanh của nhau theo cách đó. Nhưng khi một thương nhân quyết định đưa kim loại đến nơi khác cất giữ, các kho không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phải tuân theo.

Không chỉ Trafigura và Glencore thúc đẩy mô hình lưu trữ kim loại kiểu này. Theo nguồn tin của Bloomberg, Citigroup cũng đã chuyển kim loại từ kho của một số công ty này sang những kho mà họ có thể đạt được thoả thuận chia sẻ tiền thuê. Làm như vậy không sai nhưng gây rủi ro cho các kho chứa.

Ngoài ra, việc sử dụng Singapore làm trung tâm lưu trữ hàng hoá có thể khiến giá kim loại ở nơi khác tăng cao. Nguyên nhân là vì một phần nguồn cung kim loại đang ở khá xa những nước cũng có nhu cầu mua hàng.

Do triển vọng nhu cầu ảm đảm, rủi ro đối với các kho chứa kim loại tại Singapore sẽ không biết mất. Tuy nhiên, dù Đông Nam Á vẫn có nhiều kho dự trữ kim loại khác, vị trí thuận lợi và ngành ngân hàng phát triển của Singapore vẫn giúp quốc đảo sư tử chiếm ưu thế lớn.

 

 

Khả Nhân

PGS. TS Nguyễn Hữu Huân: Hạ lãi suất cần cân nhắc đến tỷ giá, tác động từ Fed sẽ có độ trễ
Theo chuyên gia, động thái nới lỏng gần đây của NHNN sẽ giúp hạ lãi suất huy động, nhưng cũng có thể ảnh hưởng tới tỷ giá, nhất là trong bối cảnh Fed hạ lãi suất mới chỉ mang tác động về mặt tâm lý.