Giao nhận có kì hạn (Forward Delivery) là gì? Đặc điểm và ví dụ
Giao nhận có kì hạn
Khái niệm
Giao nhận có kì hạn trong tiếng Anh là Forward Delivery.
Giao nhận có kì hạn là giai đoạn cuối cùng trong hợp đồng kì hạn, khi một bên cung cấp tài sản cơ sở và bên kia sẽ thanh toán và sở hữu tài sản.
Giao hàng, giá cả và tất cả các điều khoản khác phải được viết vào phần liên hệ giao nhận có kì hạn ngay từ ban đầu.
Đặc điểm của Giao nhận có kì hạn
Hợp đồng kì hạn là hợp đồng giữa hai bên cho việc mua hoặc bán một tài sản ở một mức giá xác định vào một ngày trong tương lai.
Hợp đồng kì hạn được sử dụng để phòng ngừa rủi ro hoặc đầu cơ. Hợp đồng kì hạn có thể được tùy chỉnh cho bất kì loại tài sản nào, với bất kì số tiền nào và cho bất kì ngày giao nhận nào.
Các bên có thể thanh toán bằng tiền mặt, thanh toán lãi hay lỗ ròng trên hợp đồng hoặc giao nhận tài sản cơ sở.
Khi hợp đồng có kì hạn được thanh toán khi tài sản cơ sở được giao nhận, giai đoạn cuối cùng đó được gọi là giao nhận có kì hạn.
Thị trường hợp đồng kì hạn khá lớn, vì nhiều công ty sử dụng giao nhận có kì hạn để phòng ngừa rủi ro lãi suất và biến động tiền tệ.
Qui mô thực tế của thị trường chỉ có thể được ước tính vì giao nhận có kì hạn không giao dịch trên các sàn giao dịch và thường là các giao dịch riêng tư.
Vấn đề chính với thị trường hợp đồng kì hạn là rủi ro đối tác (Counterparty risk). Một bên có thể không tuân theo yêu cầu của giao dịch của mình và điều đó có thể dẫn đến tổn thất cho bên kia.
Hợp đồng giao nhận có kì hạn và Hợp đồng tương lai
Vì hợp đồng tương lai được tiêu chuẩn hóa và được giao dịch trên các sàn giao dịch, nên rủi ro đối tác được giảm thiểu bằng cơ chế bù trừ của sàn giao dịch.
Hơn nữa, luôn luôn có một thị trường giao dịch sẵn sàng nên người mua hoặc người bán có thể quyết định đóng vị thế của họ trước khi đến ngày đáo hạn. Đây không phải là trường hợp giao nhận có kì hạn.
Các qui định hợp đồng tương tai được thắt chặt hơn để đảm bảo một thị trường công bằng, và được hạch toán theo giá trị thị trường (Mark to market) hằng ngày để bảo vệ các nhà giao dịch tránh các khoản lỗ lớn. Yêu cầu kí quĩ giúp ngăn chặn điều này. Tuy nhiên, hợp đồng có kì hạn không có điều này.
Hợp đồng giao nhận có kì hạn giao dịch trên thị trường chứng khoán phi tập trung với ít sự đảm bảo hơn.
Một sự khác biệt quan trọng nữa là chi phí trả trước.
Người mua hợp đồng tương lai phải duy trì một phần chi phí của hợp đồng trong tài khoản mọi lúc, được gọi là kí quĩ. Người mua hợp đồng kì hạn không nhất thiết phải trả phí hoặc không cần đưa ra số vốn trước, nhưng sẽ bị lock up tại mức giá họ sẽ trả (hoặc số tài sản họ sẽ giao) sau đó.
Do rủi ro đối tác gia tăng, người bán hợp đồng kì hạn có thể bị mắc kẹt với một lượng lớn tài sản cơ sở nếu người mua không đáp ứng nghĩa vụ của mình.
Đây là lí do tại sao các giao dịch diễn ra điển hình giữa các tổ chức có tín dụng tốt và những người có đủ khả năng đáp ứng các nghĩa vụ của họ.
Các tổ chức hoặc cá nhân có tín dụng kém hoặc đang trong tình trạng tài chính kém sẽ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm các tổ chức để tiến hành hợp đồng có kì hạn với họ.
Ví dụ về Giao nhận có kì hạn
Giao nhận có kì hạn là khi tài sản cơ sở được giao cho bên nhận để đổi lấy khoản thanh toán.
Giả sử một tình huống đơn giản trong đó công ty A cần mua 15.236 ounce vàng một năm kể từ bây giờ. Một hợp đồng tương lai không đủ cụ thể và việc mua rất nhiều hợp đồng tương lai (mỗi hợp đồng tương đương 100 ounce) có thể phải chịu chi phí giao dịch và trượt giá. Do đó, công ty A chọn một hợp đồng có kì hạn trên thị trường giao chậm.
Giá vàng hiện tại là 1.500 USD. Công ty B đồng ý bán cho công ty A 15.236 ounce vàng trong một năm, nhưng với chi phí 1.575 USD một ounce. Hai bên thống nhất về giá cả và ngày giao nhận.
Tỷ giá kì hạn (Forward rate) cao hơn tỉ giá hiện tại, tác động tới chi phí lưu kho vàng đang được bên B giữ, và tác động tới những rủi ro khác.
Trong một năm, giá vàng có thể cao hơn hoặc thấp hơn $1.575, nhưng hai bên bị chốt ở mức $1.575.
Giao nhận có kì hạn được thực hiện bởi công ty B cung cấp cho công ty A 15.236 ounce vàng. Đổi lại, công ty A cung cấp cho công ty B $23.996.700 (15.236 x $1.575).
Nếu tỉ giá hiện tại cao hơn $1.575 thì công ty A sẽ vui vì họ đã chốt tại tỉ giá họ đã thống nhất, trong khi công ty B sẽ không vui vì điều đó.
Nếu tỉ giá hiện tại thấp hơn $ 1.575 thì công ty A lẽ không nên tham gia hợp đồng, nhưng công ty B sẽ rất vui khi họ thực hiện thỏa thuận.
Điều đó nói rằng, thông thường các loại giao dịch này không có mục đích đầu cơ, mà là để khóa tỉ giá trên một tài sản được yêu cầu trong tương lai.
(Theo Investopedia)
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/