Tháng giao ngay (Spot Delivery Month) là gì? Đặc điểm Tháng giao ngay
Hình minh họa. Nguồn: Keeptruckin.com
Tháng giao ngay
Khái niệm
Tháng giao ngay trong tiếng Anh là Spot Delivery Month, Nearby Month hay Front Month.
Tháng giao ngay là tháng gần nhất mà một hợp đồng tương lai bất kì cho một mặt hàng cụ thể đáo hạn.
Hay nói cách khác, tháng giao ngay là tháng sớm nhất có thể ở đó hợp đồng tương lai của một hàng hóa nhất định có thể được chuyển giao.
Đặc điểm Tháng giao ngay
Tháng giao ngay là tháng chuyển giao hàng hóa theo lịch trình trên hợp đồng tương lai hàng hóa.
Hợp đồng tương lai của một hàng hóa nhất định chỉ có thể đáo hạn hoặc được chuyển giao trong vòng một vài tháng nhất định trong năm. Những tháng này được gọi là tháng chuyển giao.
Ví dụ: các tháng chuyển giao hàng cho hợp đồng tương lai nước cam là tháng 2, tháng 3, tháng 5, tháng 7, tháng 9 và tháng 11. Mặt khác, hợp đồng tương lai cho dầu nóng có thể được yêu cầu đáo hạn vào bất kì tháng nào trong năm.
Khi một hợp đồng tương lai được tạo, tháng chuyển giao hàng tiếp theo là tháng giao ngay cho hàng hóa đó.
Như trong ví dụ nước cam trên, nếu tháng hiện tại là tháng 8, tháng giao ngay cho hợp đồng tương lai của nước cam là tháng 9.
Đối với ví dụ về dầu nóng, nếu ngày đáo hạn hợp đồng chưa được xác định trên hợp đồng tương lai dầu nóng ở tháng 11, thì tháng giao ngay cho sản phẩm là tháng 12 hay là tháng tiếp theo.
Tuy nhiên, nếu đã quá ngày giao ngay trong tháng 12, tháng giao ngay của hợp đồng tương lai dầu nóng sẽ được chuyển sang tháng một năm sau.
Ảnh hưởng đến giá và vị thế hàng hóa của Tháng giao ngay
Các hoạt động trong tháng giao ngay xác định giá giao ngay của hợp đồng giao dịch, hay là giá trị thị trường hiện tại của hàng hóa cơ cở. Khối lượng giao dịch hàng hóa thường cao nhất trong tháng giao ngay.
Ví dụ, khi các nhà đầu tư kiểm tra giá vàng giao ngay, mức giá mà họ đang theo dõi là một con số phản ánh giá trị của các hợp đồng tương lai vàng đang giao dịch trong tháng giao ngay hiện tại.
Các nhà giao dịch mới quan tâm đến giao dịch trên thị trường tương lai cần phải hiểu các khái niệm cơ bản của hợp đồng tương lai.
Các nhà phòng ngừa rủi ro và các nhà đầu cơ sử dụng hợp đồng tương lai để phòng ngừa rủi ro. Các nhà phòng ngừa rủi ro cố gắng chốt giá tốt nhất cho một mặt hàng họ sẽ cần vào cuối năm trong khi các nhà đầu cơ cố gắng kiếm lợi nhuận bằng chênh lệch giá mua – giá bán của hàng hóa đó.
Khi một nhà giao dịch mua hợp đồng tương lai, họ có nghĩa vụ nhận hoặc giao một lượng hàng hóa xác định trong tháng giao ngay được nêu trên hợp đồng đó.
Khi gần đáo hạn, các nhà giao dịch tương lai không muốn nhận hay chuyển giao hàng hóa sẽ bắt đầu dỡ bỏ vị thế của họ bằng cách mua các vị thế bù đắp. Các vị thế bù đắp là các hợp đồng tương lai tháng giao ngay.
Hợp đồng tương lai tháng giao ngay là hợp đồng tương lai có thời gian chuyển giao ngay trong tháng diễn ra giao dịch.
Nếu nhà giao dịch không thoát khỏi vị thế trong khoảng thời gian thời gian còn lại trong tháng, họ sẽ bắt buộc phải nhận hoặc chuyển giao hàng.
Các nhà đầu cơ tương lai dựa vào các nhà môi giới có thẩm quyền để đảm bảo không bị mắc kẹt trong việc nắm giữ một hợp đồng tương lai gần đáo hạn.
Giới hạn đầu cơ trên Hợp đồng Tháng giao ngay
Ủy ban giao dịch hàng hóa tương lai (CFTC) thường giới hạn qui mô các vị thế đầu cơ hợp đồng tương lai của các nhà giao dịch.
CFTC giới hạn và quản lí các vị thế trong hợp đồng tháng giao ngay nghiêm ngặt hơn so với các hợp đồng tương lai đáo hạn trong các tháng sau đó. Họ hạn chế các giao dịch giao ngay để hạn chế việc đầu cơ quá mức làm biến dạng giá hàng hóa khi hàng hóa có thể được chuyển giao.
Mức giới hạn được đặt dựa trên nguồn cung thực tế của hàng hóa.
Đối với các thị trường tương lai thanh toán bằng tiền mặt, CFTC giới hạn các vị thế đầu cơ ít nghiêm ngặt hơn.
(Theo Investopedia)