|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Giá giao ngay (Spot Price) là gì? Giá giao ngay và Giá tương lai

15:24 | 09/12/2019
Chia sẻ
Giá giao ngay (tiếng Anh: Spot Price) là giá hiện hành trên thị trường mà tại đó một chứng khoán, hàng hóa hoặc tiền tệ có thể thực hiện ngay giao dịch để chuyển giao tài sản.
1*pLD8R8tE5ishXkqXpDpeCw

Hình minh họa. Nguồn: Medium.com

Giá giao ngay

Khái niệm

Giá giao ngay trong tiếng Anh là Spot Price.

Giá giao ngay là giá hiện hành của thị trường mà tại đó một tài sản nhất định, chẳng hạn như chứng khoán, hàng hóa hoặc tiền tệ, tại đó có thể mua hoặc bán ngay lập tức để chuyển giao tài sản. 

Mặc dù giá giao ngay phụ thuộc chủ yếu vào thời gian và địa điểm, giá giao ngay của hầu hết các chứng khoán và hàng hóa có xu hướng đồng đều hơn so với tỉ giá hối đoái. 

Ngược lại với giá giao ngay, giá tương lai là giá được thỏa thuận trước để chuyển giao tài sản trong tương lai, hay còn gọi là giá hợp đồng tương lai. 

Đặc điểm Giá giao ngay 

Giá giao ngay được sử dụng nhiều nhất trong các hợp đồng tương lai hàng hóa, ví dụ như hợp đồng tương lai cho dầu, lúa mì hay vàng. 

Cổ phiếu luôn giao dịch tại giá giao ngay, nhà đầu tư mua hoặc bán một cổ phiếu ở mức giá niêm yết và sau đó giao dịch cổ phiếu để  lấy tiền mặt.   

Giá hợp đồng tương lai thường được xác định bằng giá giao ngay của hàng hóa, thay đổi dự kiến trong cung và cầu hàng hóa, tỉ lệ hoàn vốn phi rủi ro cho người nắm giữ hàng hóa và chi phí vận chuyển hay chi phí lưu trữ cho đến ngày hợp đồng đáo hạn. 

Hợp đồng tương lai có thời gian đáo hạn dài thường có chi phí lưu trữ lớn hơn so với hợp đồng có ngày đáo hạn ngắn hơn.   

Giá giao ngay luôn thay đổi liên tục do  tác động của các lực lượng thị trường. 

Giá giao ngay của chứng khoán, hàng hóa hoặc tiền tệ rất quan trọng trong các giao dịch mua và bán liên tục, tuy nhiên vai trò lớn nhất của nó là trong thị trường phái sinh

Quyền chọn, hợp đồng tương lai và các công cụ phái sinh khác cho phép người mua và người bán chứng khoán hay hàng hóa giữ trong một mức giá định trước cho đến khi họ muốn chuyển giao hay sở hữu tài sản cơ sở. 

Thông qua các công cụ phái sinh, người mua và người bán có thể giảm thiểu một phần rủi ro do sự biến động liên tục của giá giao ngay.   

Hợp đồng tương lai cho phép các nhà sản xuất hàng hóa nông nghiệp phòng ngừa các thay đổi lớn trong giá sản phẩm của họ do biến động giá cả thị trường.   

Giá giao ngay và Giá tương lai 

Nhà đầu tư không nên nhầm lẫn giá giao ngay và giá hợp đồng tương lai. Giá hợp đồng tương lai có thể gặp hiên tượng bù hoãn mua (contango) hoặc bù hoãn bán (backwardation). 

Bù hoãn bán là hiện tượng giá tương lai thấp hơn giá giao ngay. Khi xảy ra bù hoãn bán, giá tương lai có thể sẽ tăng lên để đáp ứng mức giá giao ngay khi hợp đồng tương lai gần đáo hạn, vì vậy các vị thế mua sẽ là lựa chọn tốt. 

Bù hoãn mua là hiện tượng giá tương lai cao hơn giá giao ngay, khi xảy ra bù hoãn mua hợp đồng tương lai có thể sẽ mất giá khi sắp đáo hạn và trở về mức giá giao ngay, vì vậy vị thế bán sẽ thích hợp hơn.   

Thị trường tương lai có thể chuyển từ đang bù hoãn mua sang bù hoãn bán, hoặc ngược lại trong ngắn hạn hoặc dài hạn. 

Nhà giao dịch hợp đồng tương lai cần quan sát cả giá giao ngay và giá tương lai để ra quyết định đầu tư. 

Ví dụ về Giá giao ngay 

Một tài sản có thể có giá giao ngay và giá tương lai khác nhau. Ví dụ, vàng có thể có giá giao ngay là 1.000$ và giá tương lai là 1.300$. 

Giá chứng khoán được giao dịch trên thị trường chứng khoán và thị trường tương lai cũng khác nhau. 

Ví dụ, cổ phiếu công ty Apple (AAPL) giao dịch ở mức 200$ trên thị trường chứng khoán nhưng giá thực hiện các quyền chọn của AAPL là 150$ trên thị trường tương lai, cho thấy thị trường không thấy khả năng đem lại lợi nhuận trong tương lai của cổ phiếu.  

(Theo Investopedia)

Lê Thảo

Vàng, đô và lãi suất: Ý nghĩa như thế nào với kinh tế Việt Nam?
Tỷ giá USD/VND đã tăng 4,5% so với đầu năm, cao hơn 1% so với mức mất giá bình quân dưới 3,5% trong gần 1 thập kỷ. Điều này đã gây sức ép lớp lên các nhà điều hành phải đưa ra một loạt các chính sách kết hợp nhằm ngăn chặn sự giảm giá của đồng VND, tạo ra những tác động nhất định lên thị trường tài chính.