|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Đơn yêu cầu phát hành L/C (Application for Issuance of Letter of Credit) là gì?

17:09 | 03/09/2019
Chia sẻ
Đơn yêu cầu phát hành L/C (tiếng Anh: Application for Issuance of Letter of Credit) là việc người Nhập khẩu viết đơn yêu cầu ngân hàng phục vụ mình phát hành một L/C.
mutualfund-kM8F--621x414@LiveMint_1563694727746

Hình minh họa (Nguồn: Morethanshipping)

Đơn yêu cầu phát hành L/C (Application for Issuance of Letter of Credit)

Đơn yêu cầu phát hành L/C - danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Application for Issuance of Letter of Credit.

Để thanh toán được bằng L/C, người Nhập khẩu phải viết đơn yêu cầu ngân hàng phục vụ mình phát hành một L/C. Căn cứ để viết đơn gồm: Mẫu đơn in sẵn của Ngân hàng, Hợp đồng thương mại đã kí, UCP 600 và ISBP 681. Đơn này được gọi là Đơn yêu cầu phát hành L/C.

Nội dung đơn mở L/C thường bao gồm các chi tiết theo mẫu của Citibank và Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. (Theo Giáo trình Ngân hàng Thương mại, NXB Thống kê)

Một số nội dung của một đơn yêu cầu phát hành L/C

Số hiệu L/C (Credit Number)

Tất cả các L/C đều phải có số hiệu riêng của nó, nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc trao đổi thư từ, điện tín trong việc thực hiện L/C, hoặc để ghi vào các chứng từ liên quan trong bộ chứng từ thanh toán L/C.

Địa điểm phát hành L/C

Là nơi Ngân hàng Phát hành L/C viết cam kết thanh toán cho Người thụ hưởng. Địa điểm này có ý nghĩa quan trọng vì nó liên quan đến việc tham chiếu luật quốc gia giải quyết những tranh chấp về L/C.

Ngày phát hành L/C (Date of Issuance)

- Bắt đầu tính thời hạn hiệu lực của L/C.

- Ngày phát sinh sự cam kết của Ngân hàng Phát hành với người thụ hưởng.

- Ngày phát sinh trách nhiệm không hủy ngang của nhà nhập khẩu trong việc hoàn trả cho Ngân hàng phát hành thanh toán L/C.

- Là mốc để nhà xuất khẩu kiểm tra xem người nhập khẩu có mở L/C đúng hạn như qui định trong hợp đồng ngoại thương hay không.

Tên, địa chỉ của những người có liên quan đến L/C

a) Các thương nhân: Người yêu cầu, người thụ hưởng (hoặc người thụ hưởng thứ nhất và người thụ hưởng thứ hai nếu là L/C chuyển nhượng)

b) Các ngân hàng: Ngân hàng Phát hành, Ngân hàng Xác nhận, Ngân hàng Thông báo, Ngân hàng được Chỉ định...

c) Các cơ quan, tổ chức: Cơ quan cấp các chứng từ liên quan như: Bộ thương mại, Phòng Thương mại và Công nghiệp, Cơ quan hải quan, tổ chức kiểm định hàng hóa, công ty bảo hiểm,...

Số tiền, loại tiền, khối lượng và đơn giá (Credit Currency and Amount)

Số tiền của L/C vừa được ghi bằng số vừa được ghi bằng chữ và phải thống nhất với nhau. Nếu số tiền bằng số và bằng chữ khác nhau thì người thụ hưởng phải làm thủ tục tiến hành sửa đổi L/C.

Gắn liền với số tiền là đơn vị tiền tệ phải rõ ràng. Để tránh nhầm lẫn, khi viết đơn vị tiền tệ nên tham chiếu tiêu chuẩn của ISO về kí hiệu tiền tệ.

Thời hạn hiệu lực và địa điểm xuất trình L/C

- Là thời hạn mà Ngân hàng Phát hành cam kết trả tiền cho nhà xuất khẩu, nếu nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ trong thời hạn đó và phù hợp với những điều qui định của L/C.

- Thời hạn của L/C được tính từ ngày mở L/C (Date of Issuance) đến ngày hết hiệu lực của L/C (Expiry Date).

- Địa điểm của ngân hàng mà tại đó L/C có giá trị là địa điểm xuất trình chứng từ và được xem là địa điểm xuất trình bổ sung đối với Ngân hàng Phát hành. Địa điểm xuất trình của L/C có giá trị tự do là địa điểm của bất kì ngân hàng nào. (Theo Giáo trình Ngân hàng Thương mại, NXB Thống kê)

Khai Hoan Chu