|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Đối thủ cạnh tranh trong ngành (Industry Competitors) là gì?

15:49 | 09/09/2019
Chia sẻ
Đối thủ cạnh tranh trong ngành (tiếng Anh: Industry Competitors) là cạnh tranh giữa các đối thủ đang hoạt động trong cùng một ngành nghề trên cùng khu vực thị trường. Mức độ cạnh tranh trong ngành sẽ trở nên quyết liệt trong các điều kiện cụ thể.

1dt_esxj

Hình minh họa (Nguồn: Tin nhanh chứng khoán)

Đối thủ cạnh tranh trong ngành (Industry Competitors)

Khái niệm

Đối thủ cạnh tranh trong ngành tiếng Anh gọi là Industry Competitors.

Đối thủ cạnh tranh trong ngành là cạnh tranh giữa các đối thủ đang hoạt động trong cùng một ngành nghề trên cùng khu vực thị trường.

Các điều kiện quyết định mức độ cạnh tranh

Điều quan trọng là nhà quản trị marketing phải phân tích từng đối thủ cạnh tranh, đặc biệt là các đối thủ cạnh tranh trực tiếp để nắm và hiểu được sức mạnh và khả năng phản ứng của từng đối thủ trước các quyết định của mình. 

Mức độ cạnh tranh trong ngành sẽ trở nên quyết liệt trong các điều kiện:

- Các đối thủ cạnh tranh có qui mô và sức cạnh tranh cân bằng nhau. Nếu có nhiều doanh nghiệp nhỏ lẻ hoạt động riêng rẽ, trong đó không có doanh nghiệp nào nắm quyền thống lĩnh trong ngành tạo ra một cơ cấu cạnh tranh manh mún. 

- Qui mô thị trường nhỏ và thị trường tăng trưởng thấp. Cầu thị trường càng lớn thì áp lực cạnh tranh càng thấp và cơ hội mở rộng thị trường của các doanh nghiệp càng lớn. 

Ngược lại, nếu cầu thị trường ở mức thấp, tăng chậm hoặc không tăng thì mức độ cạnh tranh sẽ rất khốc liệt và thường có nguy cơ tăng lên do các doanh nghiệp phải lôi kéo khách hàng của người khác. 

- Rào cản rút lui khỏi ngành kinh doanh cao. Tổn thất khi rời khỏi ngành càng lớn có nghĩa là hàng rào rút lui càng cao, cạnh tranh trong ngành sẽ có xu hướng ngày càng khốc liệt. 

Ngược lại, tổn thất khi rời ngành không cao, hàng rào rút lui thấp thì mức độ cạnh tranh trong ngành sẽ không quá mạnh mẽ, các doanh nghiệp luôn có thể linh hoạt thay đổi lĩnh vực ngành nghề kinh doanh của mình. 

- Sự khác biệt về sản phẩm giữa các doanh nghiệp trong ngành thấp

- Chi phí cố định cao

 (Tài liệu tham khảo: Giáo trình Quản trị Marketing, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân)

Thanh Hoa