|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Chiến lược của đối thủ cạnh tranh (Competitor's strategy) là gì?

11:16 | 07/09/2019
Chia sẻ
Chiến lược của đối thủ cạnh tranh (tiếng Anh: Competitor's strategy) là những nguyên tắc và định hướng hoạt động được thiết lập nhằm dẫn dắt những hành động thực tế để đạt tới các mục đích của đối thủ cạnh tranh.

group-round-table

Hình minh họa (Nguồn: Pacific Crest Group)

Chiến lược của đối thủ cạnh tranh (Competitor's strategy)

Khái niệm

Chiến lược của đối thủ cạnh tranh trong tiếng Anh gọi là Competitor's strategy.

Chiến lược của đối thủ cạnh tranh là những nguyên tắc và định hướng hoạt động được thiết lập nhằm dẫn dắt những hành động thực tế để đạt tới các mục đích của đối thủ cạnh tranh.

Vai trò

Chiến lược có thể được xem là những hoạch định cho tương lai, là những đích đến và con đường đi được dự định và cần được thực hiện. Trong kinh doanh, người ta coi chiến lược kinh doanh là toàn bộ chương trình hành động dài hạn của doanh nghiệp.

Sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn lực nhằm đạt được mục tiêu và nhiệm vụ đã đặt ra. Việc lập kế hoạch chiến lược theo quan điểm marketing là một quá trình quản trị nhằm tạo ra và duy trì sự ăn khớp và các mục tiêu và khả năng của doanh nghiệp với các cơ hội thị trường đầy biến động.

Chiến lược của đối thủ cạnh tranh luôn là cơ sở quan trọng để các doanh nghiệp ra các quyết định chiến lược của mình. Doanh nghiệp cần các định chiến lược của đối thủ cạnh tranh, đặc biệt các đối thủ trong phòng chiến lược của mình - những đối thủ cạnh tranh trực tiếp nhất của doanh nghiệp. 

Nhóm chiến lược 

Một nhóm chiến lược bao gồm các doanh nghiệp trong ngành kinh doanh cùng áp dụng các chiến lược marketing giống nhau nhằm vào cùng một thị trường mục tiêu.

Những doanh nghiệp trong cùng một nhóm chiến lược trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp của nhau. Đồng thời họ có cùng những đối thủ cạnh tranh là các công ty khác thuộc cùng nhóm chiến lược khác.

Công cụ để phát hiện các nhóm chiến lược gọi là bản đồ các nhóm chiến lược. Bản đồ nhóm chiến lược này được thiết kế dựa trên các yếu tố được coi là quan trọng để tạo ra sự khác biệt cho những sản phẩm cung ứng trên thị trường được khách hàng chấp nhận hoặc tạo ra khác biệt trong hợp đồng cung ứng.

Khi sử dụng bản đồ xác định nhóm chiến lược, các nhà quản trị có thể dự báo mức độ, tính chất cạnh tranh trong nội bộ nhóm chiến lược và khả năng cạnh tranh của nhóm chiến lược này với nhóm chiến lược khác. 

Ngoài ra, bản đồ còn cho biết rào cản gia nhập các nhóm chiến lược, chỉ rõ ai sẽ là đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Giải pháp và xu hướng nào nên được sử dụng để cạnh tranh có hiệu quả và tăng trưởng.

Từ việc phát hiện ra những nhóm chiến lược, doanh nghiệp có thể có những ý tưởng quan trọng. Một doanh nghiệp nào đó có thể dễ dàng xâm nhập vào một nhóm chiến lược nào đó hơn các doanh nghiệp ở nhóm chiến lược khác. 

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Quản trị Marketing, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân)

Thanh Hoa

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.