|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Phản ứng của đối thủ cạnh tranh (Reaction Of Competitors) là gì?

10:29 | 07/09/2019
Chia sẻ
Phản ứng của đối thủ cạnh tranh (tiếng Anh: Reaction Of Competitors) là những hành động, cách ứng xử của họ trước những chiến lược của doanh nghiệp hay của những đối thủ cạnh tranh khác.

phan-tich-doi-thu-canh-tranh-1024x524

Hình minh họa (Nguồn: Maybanhang.net)

Phản ứng của đối thủ cạnh tranh (Reaction Of Competitors)

Khái niệm

Phản ứng của đối thủ cạnh tranh trong tiếng Anh gọi là Reaction Of Competitors.

Phản ứng của đối thủ cạnh tranh là những hành động, cách ứng xử của họ trước những chiến lược của doanh nghiệp hay của những đối thủ cạnh tranh khác. 

Một số phản ứng  của đối thủ cạnh tranh

Sau đây là một số chỉ dẫn về các phản ứng phổ biến của đối thủ trước các hoạt động cạnh tranh của doanh nghiệp

Đối thủ cạnh tranh điềm tĩnh

Là những công ty không có phản ứng nhanh trước hoạt động cạnh tranh của đối thủ. Có rất nhiều nguyên nhân cho các phản ứng chậm chạp này. 

Ví dụ, họ tin tưởng vào lòng trung thành của khách hàng, họ không phát hiện ra chiến lược của đối thủ hoặc cũng có thể ho không có đủ khả năng phản ứng trước chiến lược của các đối thủ đưa ra. Các đối thủ đó cũng có thể chưa có ý tưởng về chiến lược mới một cách thấu đáo nên chưa vội phản ứng... 

Với kiểu đối thủ này, doanh nghiệp cũng cần phải xem xét một cách kĩ lưỡng nguyên nhân của phản ứng chậm chạp này nhằm có được chiến lược hiệu quả mà không quá tốn kém, lãng phí. 

Đối thủ cạnh tranh thờ ơ

Là những doanh nghiệp không có phản ứng trước tất cả các hoạt động cạnh tranh của đối thủ. Họ cho rằng hoạt động cạnh tranh của một số các doanh nghiệp khác là không đáng quan tâm, không nguy hiểm. Nếu tồn tại các đối thủ như vậy, doanh nghiệp có thể soạn thảo những chiến lược cạnh tranh khả thi nhất. 

Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường thì sự tồn tại của các đối thủ cạnh tranh như vậy rất ít và nếu có, dần dần họ cũng bị đào thải. 

Đối thủ cạnh tranh kén chọn

Đây là đối thủ chỉ phản ứng với những kiểu tấn công nhất định mà thôi. Ngoài ra, với các thay đổi mà họ không quan tâm, họ không có phản ứng nào. 

Ví dụ, có các doanh nghiệp không coi giá thấp là một chỉ tiêu quan trọng với khách hàng mục tiêu của họ. Khi đối thủ cạnh tranh giảm giá, họ không hề có phản ứng nào. Nhưng họ coi chất lượng sản phẩm và khả năng đưa ra thị trường sản phẩm mới là cơ sở cho thành công của họ. 

Khi đối thủ cạnh tranh giới thiệu sản phẩm mới, họ có thể sẽ lập tức phản ứng bằng mọi chiến lược có thể nhằm vô hiệu hóa sự xuất hiện của sản phẩm mới này.

Đối thủ cạnh tranh hung dữ

Đó là các doanh nghiệp phản ứng mau lẹ và mạnh mẽ với mọi cuộc tấn công của các đối thủ khác khi xâm nhập vào lãnh địa của họ. Họ là những công ty mạnh và luôn tìm cách bành trướng thay vì bị xâm lược. Họ thường chủ động phòng thủ và tấn công tương đối mãnh liệt. 

Đối thủ cạnh tranh khôn ngoan

Là những đối thủ mà khó có thể dự đoán được phản ứng của họ trước các quyết định của đối thủ khác. Ngược lại, họ có khả năng dự đoán hoặc nhanh nhạy nắm bắt được các chiến lược có thể có của đối thủ. 

Chính vì vậy, các đối thủ này luôn có những chiến lược bất ngờ, thu hút được đa số sự chú ý của khách hàng nhưng đôi khi các doanh nghiệp khác lại thờ ơ. Ngược lại, họ có khả năng vô hiệu hóa chiên lược của các đối thủ cạnh tranh mạnh.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Quản trị Marketing, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân)

Thanh Hoa

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.