|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Đội ngũ quản lí cấp cao (Upper Management) là ai?

15:05 | 15/06/2020
Chia sẻ
Đội ngũ quản lí cấp cao (tiếng Anh: Upper Management) bao gồm các cá nhân và nhóm chịu trách nhiệm đưa ra những quyết định chính trong một công ty.
Quản lí cấp cao (Upper Management) là gì? Quản lí cấp cao chịu rách nhiệm như thế nào? - Ảnh 1.

Ảnh minh họa: NECGL

Đội ngũ quản lí cấp cao

Khái niệm

Đội ngũ quản lí cấp cao trong tiếng Anh là Upper Management.

Đội ngũ quản lí cấp cao bao gồm các cá nhân và nhóm chịu trách nhiệm đưa ra những quyết định chính trong một công ty. Những nhân viên được xem là đội ngũ quản lí cấp cao của công ty là những người ở đỉnh nấc thang doanh nghiệp và có trách nhiệm cao hơn những nhân viên cấp dưới. Những thành viên quản lí cấp cao thấu hiểu quyền hạn mà các cổ đông hoặc ban giám đốc của công ty đưa ra. Ví dụ về nhân viên quản lí cấp cao bao gồm CEOs, CFOs và COOs.

Đội ngũ quản lí cấp cao chịu trách nhiệm như thế nào?

Các cổ đông nắm giữ vị trí trong đội ngũ quản lí cấp cao của một công ty chịu trách nhiệm giữ cho công ty có lợi nhuận và tăng trưởng. Các cổ đông thực hiện quyền biểu quyết để lập ban giám đốc và sa thải những người quản lí kém hiệu quả hoặc những người không được chấp thuận.

Nhiệm vụ, trách nhiệm và sự chuyên nghiệp của đội ngũ quản lí cấp cao thường gắn liền với hiệu suất và thành công của một công ty. Trong khi nhân viên thường bị đánh giá theo các chỉ tiêu hàng ngày, chẳng hạn như doanh số tại điểm bán lẻ hoặc số lượng khách hàng họ phục vụ thì quản lí cấp cao có thể phải đối mặt với mức tiêu chí hoàn toàn khác. 

Tổng doanh số của một bộ phận hoặc thị trường khu vực có thể được dùng để đánh giá hiệu suất làm việc của giám đốc điều hành, người giám sát bộ phận nói trên. Ví dụ, một nhà khoa học hoặc nhà nghiên cứu khác làm việc cho một công ty dược phẩm có thể được đóng vai trò trực tiếp trong việc phát triển các loại thuốc mới. Họ sẽ tiến hành các thử nghiệm và thay đổi nhằm nâng cao sản phẩm tiềm năng để trình lên các cơ quan quản lí. 

Một người quản lí cấp trung có thể lãnh đạo nhóm của họ làm việc theo dự án, nhưng một giám đốc điều hành có quyền trực tiếp lên nhóm thực hiện và chịu trách nhiệm về những nỗ lực của họ, điều mà có thể ảnh hưởng đến toàn bộ công ty. Nếu việc phát triển thuốc thành công và đẩy mạnh các kế hoạch chiến lược của công ty thì giám đốc điều hành có thể được giao các dự án tương tự trong tương lai.

Nếu một công ty không đạt được chỉ tiêu, mất sức hút so với các đối thủ hoặc giá trị thị trường giảm, các thành viên trong đội ngũ quản lí cấp cao có thể phải đối mặt với sự giám sát ngay lập tức từ các cổ đông. Hoạt động kém hiệu quả của công ty có thể khiến ban lãnh đạo cấp trên có sự điều chỉnh. Việc thay đổi đội ngũ quản lí cấp cao có thể được thực hiện để cứu vãn hoạt động kinh doanh của công ty và đưa ra một hướng đi mới.

Vai trò và và chức danh trong bộ C

Bộ C là biệt ngữ được sử dụng rộng rãi mô tả cụm các giám đốc điều hành cấp cao quan trọng nhất của một tập đoàn. Bộ C được đặt tên từ các chức danh của các giám đốc điều hành cấp cao, có xu hướng bắt đầu bằng chữ C, viết tắt của "Chief - giám đốc" như trong giám đốc điều hành (CEO), giám đốc tài chính (CFO), giám đốc điều hành (COO) và giám đốc thông tin (CIO).

Giám đốc điều hành CEO - giám đốc điều hành cấp cao nhất của công ty, CEO thường giữ vai trò là bộ mặt của công ty và thường xuyên nhờ các thành viên trong bộ C khác tư vấn về các quyết định quan trọng. Các CEO có thể đến từ bất kì nền tảng nghề nghiệp nào, miễn là họ đã trau dồi kĩ năng lãnh đạo và kĩ năng ra quyết định trên con đường sự nghiệp của họ.

Giám đốc tài chính CFO đại diện cho đỉnh cao để các nhà phân tích tài chính và kế toán phấn đấu cho sự thăng tiến. Quản lí danh mục đầu tư, kế toán, nghiên cứu đầu tư và phân tích tài chính là những kĩ năng chính mà CFO phải có.

Giám đốc thông tin CIO thường bắt đầu với tư cách là một nhà phân tích kinh doanh, sau đó phát triển các kĩ năng kĩ thuật trong các ngành như lập trình, mã hóa, quản lí dự án và lập bản đồ.

Giám đốc điều hành COO đảm bảo hoạt động của công ty chạy thông suốt trong các lĩnh vực như tuyển dụng, đào tạo, biên chế, pháp lí, và các dịch vụ hành chính. COO thường là chỉ huy thứ hai cho Giám đốc điều hành.

Giám đốc marketing CMO thường hoạt động từ các vai trò bán hàng và tiếp thị. Những nhà điều hành này có kĩ năng quản lí các sáng kiến phát triển sản phẩm và đổi mới xã hội.

Các thành viên trong bộ C khác bao gồm Giám sát trưởng (CCO), Giám đốc nhân sự (CHRM), Giám đốc an ninh (CSO), Giám đốc môi trường (CGO), Giám đốc phân tích (CAO), Giám đốc y tế (CMO), và Giám đốc dữ liệu (CDO).

Số lượng vị trí bộ C thay đổi, tùy thuộc vào sự thay đổi như quy mô, nhiệm vụ và lĩnh vực của công ty. Trong khi các công ty lớn có thể yêu cầu cả CHRM và COO thì các doanh nghiệp nhỏ có thể chỉ cần COO để giám sát các hoạt động nhân sự.

(Theo Investopedia)

Lê Huy