|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Công ty quản lí tài sản (Asset Management Company - AMC) là gì? Vai trò

10:35 | 15/10/2019
Chia sẻ
Công ty quản lí tài sản (Asset Management Company - AMC) là công ty nhằm xử lí nợ xấu, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng hợp lí cho nền kinh tế.
vamc-1-1507087368345

Hình minh hoạ (Nguồn: tuoitre)

Công ty quản lí tài sản 

Khái niệm

Công ty quản lí tài sản trong tiếng Anh có tên gọi là Asset Management Company - AMC.

Trên thế giới, các công ty quản lí tài sản được thành lập và hoạt động rất hiệu quả trong việc xử lí nợ xấu.

Công ty quản lí tài sản AMC nói chung nhằm xử lí nợ xấu, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng hợp cho nền kinh tế. Đây là doanh nghiệp đặc thù, được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ và chịu sự quản nhà nước, thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước. (Theo saigondautu)

Công ty quản lí tài sản Việt Nam

Ngày 26/7/2013, Công ty TNHN một thành viên Quản tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) chính thức đi vào hoạt động theo Nghị định 53/2013/NĐ-CP đã được Thủ tướng phê duyệt. 

Theo bố cáo thành lập, VAMC có vốn điều lệ 500 tỉ đồng, trụ sở chính đặt tại số 22 Hàng Vôi, phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Người đại diện theo pháp luật của VAMC là ông Đặng Thanh Bình, Chủ tịch Hội đồng thành viên.

Các hoạt động của VAMC

Theo giấy phép, VAMC được thực hiện các hoạt động sau:

- Mua nợ xấu của các tổ chức tín dụng

- Thu hồi nợ, đòi nợ và xử , bán nợ, tài sản bảo đảm

- Cơ cấu lại khoản nợ, điều chỉnh điều kiện trả nợ, chuyển nợ thành vốn góp, vốn cổ phần của khách hàng vay

- Đầu tư, sửa chữa, nâng cấp, khai thác, sử dụng, cho thuê tài sản bảo đảm đã được VAMC thu nợ

- Quản khoản nợ xấu đã mua và kiểm tra, giám sát tài sản bảo đảm có liên quan đến khoản nợ xấu, bao gồm cả tài liệu, hồ sơ liên quan đến khoản nợ xấu và bảo đảm tiền vay

- Tư vấn, môi giới mua, bán nợ và tài sản

- Đầu tư tài chính, góp vốn, mua cổ phần

- Tổ chức bán đấu giá tài sản

- Bảo lãnh cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân vay vốn của tổ chức tín dụng

- Hoạt động khác phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của VAMC sau khi được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho phép

- VAMC được ủy quyền cho các tổ chức tín dụng bán nợ thực hiện các hoạt động được qui định

Vai trò của VAMC trong nền kinh tế

Theo định hướng của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, VAMC sẽ giữ vai trò trung tâm trong hoạt động xử nợ xấu gắn với tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng, là tổ chức do Chính phủ quản có cơ chế đặc thù để đảm bảo xử nhanh và hiệu quả nợ xấu trong khuôn khổ các qui định pháp luật liên quan.

Hoạt động của công ty này sẽ được phát triển theo hai vai trò chính:

- Thứ nhất, vai trò là công cụ đặc biệt của Nhà nước trong xử nợ xấu và đảm bảo sự phát triển an toàn, bền vững của hệ thống các tổ chức tín dụng. Hoạt động của VAMC không vì mục tiêu lợi nhuận. 

Theo đó, VAMC có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phối hợp với tổ chức tín dụng duy trì tỉ lệ nợ xấu của hệ thống ở mức an toàn, bền vững (dưới 3% tổng dư nợ) theo tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế.

Phối hợp với tổ chức tín dụng để triển khai các biện pháp xử nợ trong khuôn khổ các qui định pháp luật hiện hành như cơ cấu nợ, bán nợ,... tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển, phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Thứ hai, VAMC giữ vai trò là trung tâm thúc đẩy sự phát triển của thị trường nợ, khi đã có nền tảng pháp cơ bản để thúc đẩy hoạt động mua, bán nợ theo giá trị thị trường. 

Theo đó, công ty sẽ kinh doanh dịch vụ mua bán nợ/tài sản bảo đảm; môi giới, tư vấn mua bán nợ, tài sản; là trung tâm cung cấp thông tin về nợ xấu của Việt Nam; quản khoản nợ xấu đã mua và kiểm tra, giám sát tài sản liên quan đến nợ xấu.

(Tài liệu tham khảo: Công ty quản lí tài sản (VAMC) và vai trò của nó trong nền kinh tế, Đại học Duy Tân. Saga)

Diệu Nhi

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.