|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Chiến lược sử dụng lao động bán thời gian, lao động tạm thời là gì?

11:21 | 30/09/2019
Chia sẻ
Chiến lược sử dụng lao động bán thời gian, lao động tạm thời là một trong các chiến lược quan trọng trong hoạch định tổng hợp.
Professions

Hình minh hoạ (Nguồn: jaluch)

Chiến lược sử dụng lao động bán thời gian, lao động tạm thời trong hoạch định tổng hợp

Khái niệm

Chiến lược sử dụng lao động bán thời gian, lao động tạm thời là một trong các chiến lược quan trọng trong hoạch định tổng hợp.

Chiến lược sử dụng lao động bán thời gian, lao động tạm thời là chiến lược mà trong đó doanh nghiệp có thể sử dụng lao động làm việc bán thời gian hoặc lao động làm việc không chính thức trong những khâu sản xuất hoặc dịch vụ mà tính chất công việc không đòi hỏi kĩ năng cao. 

Chiến lược này đặc biệt áp dụng có hiệu quả đối với các đơn vị làm dịch vụ như bốc xếp, vận chuyển hàng hoá, các cửa hàng bán lẻ, siêu thị...

Hoạch định tổng hợp là quá trình lập kế hoạch, phân bổ và bố trí các nguồn lực có thể huy động được cho thời kì trung hạn (từ 6 tháng đến 3 năm) nhằm cân bằng khả năng sản xuất của doanh nghiệp sao cho phù hợp với nhu cầu sản xuất dự kiến và đạt hiệu quả kinh tế cao.

Nội dung của hoạch định tổng hợp là điều chỉnh tốc độ sản xuất, số lượng công nhân, mức độ tồn kho, thời gian làm thêm giờ và lượng hàng đặt gia công bên ngoài với mục đích là giảm thiểu chi phí sản xuất hoặc giảm thiểu sự biến động nhân lực hay mức độ tồn kho trong suốt giai đoạn kế hoạch.

Phạm vi ứng dụng hoạch định tổng hợp rất rộng từ những doanh nghiệp sản xuất đến các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ như bệnh viện, ngân hàng, trường học.

Mục tiêu của hoạch định tổng hợp là phát triển kế hoạch sản xuất có tính hiện thực và tối ưu.

- Tính hiện thực của kế hoạch thể hiện ở chỗ các kế hoạch phải nhằm vào việc đáp ứng nhu cầu khách hàng trong khả năng của doanh nghiệp.

- Tính tối ưu là bảo đảm việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực của đơn vị với chi phí ở mức thấp nhất.

Ưu và nhược điểm

Ưu điểm của chiến lược

- Giảm bớt chi phí liên quan đến sử dụng lao động chính thức như bảo hiểm, phụ cấp...

- Dễ dàng tuyển dụng hoặc sa thải

- Linh hoạt hơn so với việc sử dụng lao động thường xuyên

Nhược điểm của chiến lược

- Khó kiểm soát về chất lượng và năng suất

- Chịu sự biến động cao về lao động

- Người lao động ít gắn bó với doanh nghiệp

- Điều hành sản xuất rất khó khăn

- Sản xuất không ổn định

Phạm vi áp dụng

Chiến lược sử dụng lao động bán thời gian, lao động tạm thời phù hợp với các doanh nghiệp có nhu cầu lao động phổ thông, các doanh nghiệp có nhu cầu lao động thất nghiệp tạm thời như: sinh viên, nông dân, người về hưu...

(Tài liệu tham khảo: Quản trị tác nghiệp, Trung tâm đào tạo từ xa, ĐH Kinh tế Quốc dân)

Diệu Nhi

Liên tục tăng trưởng, FDI có trở thành 'trụ cột' cho nền kinh tế năm nay?
Trong tháng 4, lượng vốn FDI và số dự án đầu tư mới đạt mức cao nhất kể từ đầu năm. Xu hướng tích cực của dòng vốn FDI được kỳ vọng sẽ trở thành động lực quan trọng cho tăng trưởng, là 'trụ cột' quan trọng cho nền kinh tế trong bối cảnh đầu tư công chậm lại và đầu tư tư nhân vẫn ở mức rất thấp.