|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Chiến lược đa dạng hóa không liên quan (Unrelated diversification strategies) là gì?

11:26 | 07/10/2019
Chia sẻ
Chiến lược đa dạng hóa không liên quan (tiếng Anh: Unrelated diversification strategies) hướng việc đầu tư tài chính vào những ngành có triển vọng lợi nhuận tốt trong danh mục đầu tư thay vì theo đuổi việc đầu tư mở rộng chuỗi giá trị hiện tại.
(Arbitration clause) (2)

Hình minh họa

Chiến lược đa dạng hóa không liên quan (Unrelated diversification strategies)

Định nghĩa

Chiến lược đa dạng hóa không liên quan trong tiếng Anh là Unrelated diversification strategies

Chiến lược đa dạng hóa không liên quan hướng việc đầu tư tài chính vào những ngành có triển vọng lợi nhuận tốt trong danh mục đầu tư thay vì theo đuổi việc đầu tư mở rộng hoạt động trong cùng chuỗi giá trị hiện tại của doanh nghiệp.

Đặc trưng chiến lược đa dạng hóa không liên quan

- Những doanh nghiệp đa dạng hóa không liên quan thường tìm kiếm những doanh nghiệp có nhu cầu mua bán, sáp nhập và có triển vọng lợi nhuận cao trong các ngành công nghiệp khác nhau.

- Những doanh nghiệp được chọn làm mục tiêu thường là những doanh nghiệp đang được định giá thấp dưới giá trị tài sản thực, những doanh nghiệp đang lâm vào tình cảnh túng quẫn hoặc những doanh nghiệp có triển vọng lợi nhuận cao nhưng thiếu vốn đầu tư.

Các trường hợp áp dụng chiến lược đa dạng hóa không liên quan

Theo Fred R.David, chiến lược đa dạng hóa không liên quan có thể trở thành một chiến lược cạnh tranh rất hữu hiệu trong một số trường hợp sau đây:

- Khi doanh thu của sản phẩm, dịch vụ hiện tại của doanh nghiệp có thể tăng đáng kể bằng việc tăng thêm sản phẩm, dịch vụ mới (không có liên quan).

- Khi doanh nghiệp hoạt động trong ngành có mức độ cạnh tranh cao và/ hoặc không răng trưởng (với dấu hiệu là lợi nhuận và lợi nhuận cận biên thấp)

- Khi kênh phân phối hiện tại của doanh nghiệp có thể được khai thác để phân phối các sản phẩm mới cho khách hàng hiện tại.

- Khi sản lượng hàng hóa tiêu thụ của sản phẩm mới vận động ngược chiều so với sản phẩm hiện tại của doanh nghiệp.

- Khi ngành kinh doanh cơ bản của doanh nghiệp đang có xu hướng suy giảm sản lượng và lợi nhuận hàng năm.

- Khi doanh nghiệp có vốn và năng lực quản lí cần thiết để cạnh tranh thành công trong ngành kinh doanh mới.

- Khi doanh nghiệp có cơ hội mua lại một lĩnh vực kinh doanh không có liên quan đến các lĩnh vực kinh doanh hiện tại nhưng là một cơ hội tốt để đầu tư.

- Khi giữa hai doanh nghiệp có sự đồng thuận nhất định.

- Khi thị trường hiện tại cho hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp đã bão hòa.

- Khi các hoạt động chống độc quyền được thực hiện nhằm chống lại một doanh nghiệp trước đây chỉ kinh doanh trong một ngành đơn nhất.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Quản trị chiến lược, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân)

Minh Lan