|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Chiến lược phát triển sản phẩm (Product Development Strategy) là gì?

10:58 | 07/10/2019
Chia sẻ
Chiến lược phát triển sản phẩm (tiếng Anh: Product Development Strategy) là chiến lược nhằm gia tăng lượng hàng hóa tiêu thụ bằng cách thay đổi hoặc cải tiến sản phẩm, dịch vụ hiện tại.
product

Hình minh họa. Nguồn: Yashika Industries

Chiến lược phát triển sản phẩm (Product Development Strategy)

Định nghĩa

Chiến lược phát triển sản phẩm trong tiếng Anh là Product Development StrategyChiến lược phát triển sản phẩm là chiến lược nhằm gia tăng lượng hàng hóa tiêu thụ bằng cách thay đổi hoặc cải tiến sản phẩm, dịch vụ hiện tại.

Đặc trưng và ví dụ

- Chiến lược phát triển sản phẩm thường đòi hỏi một ngân sách lớn cho hoạt động nghiên cứu và phát triển.

- Chiến lược phát triển sản phẩm có thể tập trung vào các sản phẩm riêng biệt hoặc toàn bộ mặt hàng sản phẩm của doanh nghiệp.

Ví dụ: McDonald's là hãng cung cấp đồ ăn nhanh theo đuổi chiến lược phát triển sản phẩm.

Hãng đã thử nghiệm và phát triển loại bánh kẹp dành cho người sành ăn (Gourmet - like sandwiches) vì hãng cho rằng người tiêu dùng có xu hướng chi trả nhiều hơn cho các loại đồ ăn nhanh có nhiều các thành phần bổ dưỡng.

Mọi người ngày càng mong muốn các loại đồ ăn không chỉ có mùi vị ngon mà còn phải thực sự ngon khi ăn. Hãng cũng có các cửa hàng bán bánh kẹp mà người mua có thể tự lựa chọn và kết hợp các vị khác nhau (Design your own sandwiches).

Các trường hợp nên sử dụng chiến lược phát triển sản phẩm

- Chiến lược phát triển sản phẩm có thể trở thành chiến lược cạnh tranh đặc biệt hữu hiệu trong một số trường hợp dưới đây:

+ Khi một sản phẩm đã rất thành công của doanh nghiệp đã bắt đầu đi vào giai đoạn bão hòa trong chu kì sống sản phẩm, chiến lược này nhằm thu hút những khách hàng đã thỏa mãn với những sản phẩm hoặc dịch vụ hiện tại của doanh nghiệp tiếp tục thử hoặc tiêu dùng các sản phẩm hoặc dịch vụ mới.

+ Khi doanh nghiêp hoạt động và cạnh tranh trong ngành có tốc độ đổi mới và phát triển công nghệ cao.

+ Khi đối thủ cạnh tranh chính đưa ra sản phẩm có chất lượng tốt hơn nhưng ở mức giá cạnh tranh.

+ Khi doanh nghiệp cạnh tranh trong ngành có tốc độ tăng trưởng cao.

+ Khi doanh nghiệp có thế mạnh thật sự trong hoạt động nghiên cứu và phát triển.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Quản trị chiến lược, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân)

Minh Lan