|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Chi phí dành riêng cho quảng cáo (Advertising Appropriation) là gì? Các phương pháp xác định

16:44 | 05/06/2020
Chia sẻ
Chi phí dành riêng cho quảng cáo (tiếng Anh: Advertising Appropriation) là một phần trong tổng ngân sách cho việc tiếp thị, được phân bổ cho phần quảng cáo trong một khoảng thời gian cụ thể.
Chi phí dành riêng cho quảng cáo (Advertising Appropriation) là gì? Các phương pháp xác định - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa: Think marketing)

Chi phí dành riêng cho quảng cáo

Khái niệm

Chi phí dành riêng cho quảng cáo trong tiếng Anh là Advertising Appropriation.

Chi phí dành riêng cho quảng cáo là một phần trong tổng ngân sách cho việc tiếp thị, được phân bổ cho phần quảng cáo trong một khoảng thời gian cụ thể.

Chính sách chi phí dành riêng cho quảng cáo của một công ty có thể dựa trên nhiều cách tiếp cận. Ví dụ, chi phí cho quảng cáo dựa trên một tỉ lệ phần trăm cố định trong doanh số hoặc dựa trên mức chi tiêu quảng cáo của đối thủ cạnh tranh.

Phân tích Chi phí dành riêng cho quảng cáo

Trong thực tế, chi phí dành riêng cho quảng cáo không dễ dàng để thiết lập. Điều này là do thiếu mối liên quan để xác định, là giữa số lượng quảng cáo, doanh thu và lợi nhuận của công ty.

Chi phí dành riêng cho quảng cáo đôi khi cũng được gọi là ngân sách quảng cáo (Advertising budget).

Phương pháp xác định Chi phí dành riêng cho quảng cáo

Có một số phương pháp được sử dụng để xác định mức độ chi phí dành riêng cho quảng cáo chính xác cho một công ty nhất định. Bao gồm:

- Phương pháp chi theo khả năng (Affordable method): là phương pháp dựa trên những gì mà một công ty nghĩ rằng nó có thể đủ khả năng chi tiêu cho việc tiếp thị. Phương pháp này có thể không đáng tin cậy, dẫn đến chi tiêu quá nhiều hoặc quá ít so với lợi nhuận, vì nó không dựa trên một mục tiêu cụ thể.

- Phương pháp điều chỉnh để thích nghi (Adaptive control method): là phương pháp sử dụng nghiên cứu thị trường để ước tính doanh số và lợi nhuận; và điều chỉnh ngân sách theo các giả định đó.

- Phương pháp cân bằng cạnh tranh (Competitive parity method): là phương pháp dựa trên ngân sách quảng cáo về những gì một công ty mong đợi các đối thủ của mình sẽ chi tiêu. Hoạt động theo giả định rằng các công ty cạnh tranh có mục tiêu tiếp thị tương tự và thực hiện chúng một cách hợp lí. Mục tiêu của chiến lược này là để tránh cuộc chiến giá cả.

- Phương pháp dựa trên lợi nhuận đầu tư (Return of investment method): là phương pháp tạo ra ngân sách quảng cáo bằng cách cân bằng lượng quảng cáo với lợi nhuận được tạo ra từ quảng cáo.

- Phương pháp căn cứ vào mục tiêu và nhiệm vụ (Objectives and task method): là chiến lược ngân sách dựa trên chi phí cần thiết để đạt được mục tiêu kinh doanh hoặc mục tiêu bán hàng.

- Phương pháp dựa theo tỉ lệ phần trăm của doanh số (Percentage of sales method): là phương pháp dựa trên việc dành ra một tỉ lệ cố định trong doanh thu bán hàng dự kiến cho việc quảng cáo. Mặc dù đơn giản, phương pháp này bị chỉ trích vì nó hoạt động trái với giả định rằng quảng cáo dẫn đến doanh số.

- Phương pháp dựa theo tỉ lệ phần trăm lợi nhuận (Percentage of profit method): tương tự như tỉ lệ phần trăm của doanh thu, phương pháp này dựa trên phần trăm lợi nhuận do một công ty tạo ra - một thước đo dành cho chi phí quảng cáo đáng tin cậy hơn so với dựa vào tỉ lệ phần trăm doanh thu.

Các yếu tố ảnh hưởng đến Chi phí dành riêng cho quảng cáo

Một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến chi phí dành riêng cho quảng cáo.

Ví dụ, một sản phẩm hoặc là công ty có thị phần lớn có thể chỉ cần một khoản chi phí dành riêng cho quảng cáo nhỏ hơn các đối thủ cạnh tranh mới nổi.

Tương tự, một sản phẩm mới đòi hỏi chi tiêu cho quảng cáo nhiều hơn để xây dựng nhận thức và tiếng tăm; nhưng một sản phẩm đã trưởng thành thì có thể không nhất thiết phải quảng cáo.

Hiệu quả quảng cáo có thể bị giảm đi khi một khách hàng tiềm năng nhìn thấy quá nhiều quảng cáo.

Theo phản xạ, một thị trường càng cạnh tranh thì sẽ đòi hỏi nhiều quảng cáo hơn và càng nhiều chi phí dành riêng cho quảng cáo hơn.

(Theo Investopedia)

Minh Hằng

31 doanh nghiệp chốt quyền chia cổ tức trong tuần tới, Dược Hậu Giang có tỷ lệ cao nhất
Trong tuần từ 23/12 đến 27/12, thị trường chứng khoán có 31 doanh nghiệp chốt ngày giao dịch không hưởng quyền để nhận cổ tức tiền mặt.