|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Biểu đồ ma trận (Matrix Diagram) là gì? Phân loại và lợi ích

17:10 | 18/03/2020
Chia sẻ
Biểu đồ ma trận (tiếng Anh: Matrix Diagram) bao gồm một ma trận hai chiều hàng và cột mà thông qua việc xem xét sự giao nhau đó để xác định vị trí, bản chất của vấn đề và các ý kiến quan trọng để giải quyết.
Biểu đồ ma trận (Matrix Diagram) là gì? Phân loại và lợi ích - Ảnh 1.

Hình minh hoạ (Nguồn: powerslides)

Biểu đồ ma trận

Khái niệm

Biểu đồ ma trận trong tiếng Anh được gọi là Matrix Diagram.

Biểu đồ ma trận bao gồm một ma trận hai chiều hàng và cột mà thông qua việc xem xét sự giao nhau đó để xác định vị trí, bản chất của vấn đề và các ý kiến quan trọng để giải quyết. 

Khám phá ra các ý kiến quan trọng bằng cách kiểm tra mối quan hệ thể hiện trên các ô của ma trận là một phương pháp hiệu quả để giải quyết vấn đề trong quá trình.

Phân loại

Có năm loại biểu đồ ma trận chính gọi tên theo hình dạng của chúng: dạng L, dạng T, dạng Y, dạng X và dạng C.

Trong đó:

Ma trận dạng L: được sử dụng để đánh giá chiến lược và phân công trách nhiệm.

Ma trận dạng T: được sử dụng để chỉ rõ hiện tượng, nguyên nhân và các biện pháp khắc phục.

Lợi ích

- Cho phép các dữ liệu ở dạng ý kiến dựa trên kinh nghiệm thực tế được đưa ra hết sức nhanh chóng. Đôi lúc các dữ liệu này được ứng dụng hiệu quả hơn các dữ liệu bằng số.

- Chỉ rõ mối quan hệ giữa các yếu tố khác nhau của trạng thái và xây dựng cấu trúc chung của vấn đề rất rõ ràng.

- Thông qua việc phối hợp hai hay nhiều loại biểu đồ, chúng có thể xác định vị trí của vấn đề rõ ràng hơn.

Áp dụng

Ví dụ các bước thực hiện của ma trận dạng L

Bước 1: Viết các biện pháp ở mức cuối cùng từ biểu đồ cây vào mép bên trái của tờ giấy và nó sẽ tạo nên trục tung của biểu đồ ma trận

Bước 2: Viết các nội dung đánh giá, tính hiệu quả, tính thực thi và đưa lên trục hoành. Chia nhóm này thành ba cột đánh giá

Bước 3: Xem xét các biện pháp ở mức cuối cùng để xác định các đơn vị tổ chức thực hiện và viết tên của chúng dọc theo trục hoành bên cạnh các nội dung đánh giá. Gọi cột này là cột trách nhiệm

Bước 4: Viết ghi chú vào phần cuối bên phải trục hoành

Bước 5: Vẽ các đường trục hoành và trục tung của ma trận

Bước 6: Kiểm tra từng ô của ma trận và vẽ các biểu tượng phù hợp theo danh mục sau:

Hiệu quả

O: Tốt

Δ: Thỏa mãn

X: Không

Năng lực thực tế

O: Tốt

Δ: Thỏa mãn

X: Không

Bước 7: Xác định cách tính điểm cho mỗi sự phối hợp của các biểu tượng và ghi lên cột cho điểm

Bước 8: Kiểm tra các ô dưới cột trách nhiệm và vẽ vòng tròn đúp để xác định trách nhiệm chính và vòng tròn đơn xác định trách nhiệm thứ yếu

Bước 9: Ghi các ghi chú với các ngôn ngữ đặc biệt

Bước 10: Ghi ý nghĩa các biểu tượng sử dụng và các thông tin cần thiết khác

(Tài liệu tham khảo: Các hệ thống quản lí và công cụ cải tiến năng suất chất lượng, Chương trình quốc gia "Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hoá của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020", NXB Hồng Đức)

Diệu Nhi