|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Xuất nhập khẩu trực tiếp là gì? Ưu điểm và hạn chế

14:05 | 07/10/2019
Chia sẻ
Xuất nhập khẩu trực tiếp là phương thức tham gia thương mại quốc tế khá phổ biến trên thế giới, trong đó các doanh nghiệp trực tiếp tiến hành trao đổi hàng hóa với các đối tác nước ngoài.
Related diversification strategies (3)

Hình minh họa

Xuất nhập khẩu trực tiếp

Định nghĩa

Xuất nhập khẩu trực tiếp là phương thức tham gia thương mại quốc tế khá phổ biến trên thế giới, trong đó các doanh nghiệp trực tiếp tiến hành trao đổi hàng hóa với các đối tác nước ngoài nhằm khai thác lợi thế so sánh giữa các quốc gia, nâng cao lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh.

Thuật ngữ liên quan

- Xuất nhập khẩu qua trung gian là phương thức tham gia thị trường nước ngoài một cách gián tiếp, bằng cách thông qua người thứ ba để thực hiện các hoạt động giao dịch xuất nhập khẩu ra (vào) thị trường nước ngoài.

Ưu điểm và hạn chế của hình thức xuất nhập khẩu trực tiếp

Ưu điểm

- Trực tiếp tiếp xúc với thị trường nước ngoài do vậy có thể nắm bắt được diễn biến tình hình thị trường và nhu cầu thị trường từ đó có phương án thích hợp với từng thị trường cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.

- Chủ động đối phó với những diễn biến mới trên thị trường.

Hạn chế

- Khoảng cách giữa người mua và người bán rất rộng lớn nên khi thức hiện việc mua bán có thể xảy ra nhiều rủi ro không lường trước được. Chẳng hạn như rủi ro xảy ra do công ty chưa thực sự am hiểu về sản phẩm, đối tác, thị trường.

Trong xuất nhập khẩu trực tiếp cũng lưu ý rủi ro rất cao nếu công ty chưa am hiểu về sản phẩm, đối tác và thị trường. Vì có thể rằng ở môi trường nội địa các yếu tố đó đều thuận lợi và thành công, nhưng chưa hẳn là thành công ở các thị trường nước ngoài.

- Chi phí tốn kém do vậy chỉ thực hiện khi có đủ só lượng hàng lớn.

- Phải có kiến thức kinh doanh trên thị trường thế giới.

Lưu ý: 

Nhìn chung khi trực tiếp tham gia vào thị trường nước ngoài, chúng ta phải tính toán thật kĩ lưỡng. Hình thức xuất nhập khẩu trực tiếp nền được sử dụng khi và chỉ khi:

- Doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư để nghiên cứu và tiếp thị, tìm hiểu thật kĩ về sản phẩm, đối tác và thị trường.

- Doanh nghiêp có đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm trong quan hệ thương mại quốc tế, am hiểu về các nghiệp vụ và qui trình xuất nhập khẩu, thông thạo về ngôn ngữ, tập quán, luật pháp nội địa cũng như quốc tế.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Giao dịch thương mại quốc tế, NXB Thống kê)

Minh Lan