|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Vốn tâm lí (Psychological Capital) là gì? Các điểm then chốt

10:43 | 20/05/2020
Chia sẻ
Vốn tâm lí (tiếng Anh: Psychological Capital) là một hình thức của nguồn lực chiến lược có ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của con người.
Vốn tâm lí (Psychological Capital) là gì? Các điểm then chốt - Ảnh 1.

Hình minh họa (Nguồn: Cshl.edu)

Vốn tâm lí

Khái niệm

Vốn tâm lí trong tiếng Anh gọi là: Psychological Capital.

Theo Luthans và cộng sự (2015), vốn tâm lí là trạng thái phát triển tâm lí tích cực của một cá nhân, được mô tả bằng:

(i) Có sự tự tin để nhận các nhiệm vụ thử thách và đạt thành công với nỗ lực cần thiết;

(ii) Đưa ra một qui kết tích cực (sự lạc quan) về thành công hiện tại và trong tương lai;

(iii) Kiên cường theo đuổi các mục tiêu và, khi cần thiết, chuyển hướng các con đường dẫn đến mục tiêu (sự hi vọng) để thành công;

(iv) Khi gặp phải các vấn đề và nghịch cảnh, họ chịu đựng, phản kháng lại và thậm chí vượt qua (sự kiên cường) để đạt được thành công.

Vốn tâm lí mang tính cách của một cá nhân mang đặc điểm thường ổn định và nhất quán nhưng cũng dễ thay đổi trong các tình huống khác nhau (Robbins và cộng sự, 2004).

Luthans và cộng sự (2007b) cho rằng vốn tâm lí không giống như các yếu tố xác định về mặt di truyền, nó thay đổi tùy thuộc vào kinh nghiệm, tuổi tác, quá trình, biến động tâm lí.

Vốn tâm lí ảnh hưởng và bao gồm các khái niệm cấp độ đội nhóm như hỗ trợ xã hội và mạng lưới các mối quan hệ là thành phần của "bạn là ai" đặc biệt trong giai đoạn căng thẳng tâm lí (Sarason và cộng sự, 1987).

Điểm then chốt

Vốn tâm là khái niệm có những điểm then chốt:

(i) Dựa trên mô hình tâm tích cực,

(ii) Bao gồm các trạng thái tâm căn cứ vào hành vi tổ chức tích cực hoặc các tiêu chí của hành vi tổ chức tích cực,

(iii) Vượt xa hơn vốn con người và vốn tâm để xác định “bạn là ai”,

(iv) Liên quan đến đầu tư và phát triển để đạt được lợi ích mang lại sự cải thiện hiệu quả làm việc và tạo ra lợi thế cạnh tranh (Luthans và cộng sự, 2005).

Vốn tâm trả lời cho câu hỏi “bạn là ai” và “bạn có thể đạt được cái gì” xét về mặt phát triển tích cực (Avolio và Luthans, 2008) và được hình thành bởi các nguồn lực tâm phù hợp nhất với các tiêu chí kết luận được định nghĩa trong hành vi tổ chức tích cực: sự tự tin, sự hi vọng, sự lạc quan và sự kiên cường (Luthans và cộng sự, 2007a; Luthans và Youssef, 2004).

Vốn tâm là một hình thức của nguồn lực chiến lược giành được sự chú ý ngày càng lớn trong lĩnh vực nghiên cứu về sự ảnh hưởng của nguồn lực chiến lược đến hiệu quả làm việc của con người (Ardichvili, 2011).

(Tài liệu tham khảo: Vốn tâm lí: Lí thuyết và thang đo, Nguyễn Minh Hà, Ngô Thành Trung, Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 2018)

Tuyết Nhi