|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Trật tự Kinh tế Quốc tế Mới (New International Economic Order) là gì? Nội dung của chương trình

11:34 | 23/10/2019
Chia sẻ
Trật tự Kinh tế Quốc tế Mới (tiếng Anh: New International Economic Order) là quan điểm kinh tế và chính trị biện minh cho những thay đổi cơ bản trong hoạt động thương mại quốc tế...
vnf-NIEO-la-gi

Hình minh họa (Nguồn: img.vietnamfinance.vn)

Trật tự Kinh tế Quốc tế Mới (New International Economic Order)

Khái niệm

Trật tự Kinh tế Quốc tế Mới trong tiếng Anh là New International Economic Order; viết tắt là NIEO.

Trật tự Kinh tế Quốc tế Mới là quan điểm kinh tế và chính trị biện minh cho những thay đổi cơ bản trong hoạt động thương mại quốc tế và phát triển nền kinh tế để xử lí những mất cân đối về kinh tế giữa các nước phát triển và đang phát triển. 

Liên hợp quốc đáp lại đòi hỏi này của các nước đang phát triển bằng cách công bố bản Tuyên ngôn và Chương trình hành động về tạo lập trật tự kinh tế quốc tế mới vào năm 1974. Bản tuyên ngôn này đã nêu ra những nguyên tắc và biện pháp được thiết kế để cải thiện địa vị tương đối của các nước đang phát triển.

Đặc điểm

Thực chất của nghị quyết này là kêu gọi thành lập các tổ chức mà các thành viên tham gia có khả năng khống chế được đại bộ phận lượng cung một loại sản phẩm thô trên thị trường quốc tế. Và nếu tổ chức này có sự tham gia của những nước nhập khẩu phần lớn sản phẩm cũng loại này thì hiệu quả của giải pháp sẽ được nâng cao.

Nội dung hoạt động của những tổ chức này là kí các hiệp định nhằm xác định lượng cung sản phẩm thô trên thị trường quốc tế sao cho giữ được ổn định hoặc tăng giá hàng hóa.

Để tăng giá hàng hóa xuất khẩu cần phải hạn chế cung. Nếu nhu cầu thế giới đối với một mặt hàng ít thay đổi (nghĩa là cầu ít co dãn – đường cầu tương đối dốc) như thực tế xảy ra với hầu hết các mặt hàng xuất khẩu nhiệt đới thì việc hạn chế cũng sẽ làm giá hàng tăng với tỉ lệ lớn hơn và tổng thu nhập xuất khẩu sẽ tăng.

Nội dung của chương trình hành động về tạo lập trật tự kinh tế quốc tế mới

Các sáng kiến được đưa ra trong chương trình này tập trung vào các vấn đề sau:

(a) Hiệp định hàng hóa quốc tế để hỗ trợ cho việc xuất khẩu hàng sơ chế của các nước đang phát triển; 

(b) Thương lượng về những nhượng bộ thương mại đặc biệt để tạo điều kiện cho các nước đang phát triển xuất khẩu hàng chế biến và tăng khả năng tiếp cận của họ đối với thị trường ở các nước phát triển; 

(c) Khuyến khích viện trợ kinh tế thông qua các chương trình chuyển giao nguồn lực tài chính và hiện vật cho các nước phát triển; và 

(d) Tăng cường sự hợp tác kinh tế giữa các nước đang phát triển. Những tham vọng này chủ yếu được theo đuổi thông qua hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển, nhưng cho đến nay chưa thu được kết quả nào đáng kể.

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

TH