|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Trái phiếu rồng (Dragon Bond) là gì? Đặc điểm

09:48 | 30/06/2020
Chia sẻ
Trái phiếu rồng (tiếng Anh: Dragon Bond) là một công cụ thu nhập cố định được phát hành bởi một ngân hàng châu Á, ngoại trừ Nhật Bản, có mệnh giá bằng ngoại tệ, thường bằng đô la Mỹ hoặc Yên Nhật.
Trái phiếu rồng (Dragon Bond) là gì? Đặc điểm - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: Investopedia.

Trái phiếu rồng

Khái niệm

Trái phiếu rồng tiếng Anh là Dragon Bond.

Trái phiếu rồng là một công cụ thu nhập cố định được phát hành bởi một ngân hàng châu Á, ngoại trừ Nhật Bản, có mệnh giá bằng ngoại tệ, thường bằng đô la Mỹ hoặc Yên Nhật. Trái phiếu rồng có mệnh giá bằng các loại tiền tệ được coi là tiền tệ ổn định hơn so với tiền tệ nội địa, hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài.

Đặc điểm của Trái phiếu rồng

Trái phiếu rồng có thể phức tạp hơn các trái phiếu khác do sự khác biệt quốc tế về thuế, các vấn đề tuân thủ qui định mà các công ty phát hành chúng phải đối mặt, cộng với thanh khoản hạn chế khi giao dịch chúng trên thị trường thứ cấp.

Tuy nhiên, chúng được cấu trúc một cách hấp dẫn nhất có thể đối với các nhà đầu tư bên ngoài châu Á, chủ yếu vì chúng giảm thiểu rủi ro ngoại hối có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận khi giá trị tiền tệ thay đổi. Trong hầu hết các khía cạnh, trái phiếu rồng là đại diện châu Á tương đương của trái phiếu châu Âu ở chỗ chúng được mệnh giá bằng loại đơn vị tiền tệ được cho là ổn định, nhưng được giao dịch ở châu Á, không phải châu Âu.

Vì sao trái phiếu rồng giảm thiểu rủi ro?

Trái phiếu rồng, được Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1991, để mở rộng thị trường chứng khoán thu nhập cố định ở châu Á và phát triển thị trường tài chính châu Á năng động hơn. Mặc dù các công ty châu Á đã phát hành trái phiếu bằng nội tệ, nhưng trái phiếu rồng vẫn hấp dẫn các nhà đầu tư trong nước có nguồn tiếp cận vốn hạn chế.

Các nhà đầu tư nước ngoài thường không muốn mua trái phiếu có mệnh giá bằng các loại tiền tệ có thể dao động nhanh chóng. Các loại tiền tệ như đô la Mỹ và đồng yên Nhật được coi là đủ ổn định để tích lũy tài sản.

Ví dụ, một công ty Indonesia có thể phát hành trái phiếu 20 năm có mệnh giá bằng đồng Rrupiah của Indonesia (IDR), với lãi suất coupon là 4% được trả hàng năm. Nếu USD/Rupiah của Indonesia (USD/IDR) là 10.000 Rupiah trên 1 USD, thì trái phiếu 100 triệu Rupiah sẽ tương đương với 10.000 USD. Mỗi khoản thanh toán lãi 4 triệu Rupiah sẽ tương ứng với 400 USD tại thời điểm trái phiếu được phát hành.

Đối với một nhà đầu tư Indonesia, khoản đầu tư 100 triệu Rupiah sẽ trả 4 triệu Rupiah mỗi năm bằng tiền lãi sau 20 năm. Nhưng đối với một nhà đầu tư mua một trái phiếu như vậy với USD, một chuyển động bất lợi giữa giá trị tương đối của hai loại tiền tệ có thể tạo ra thêm nhiều rủi ro.

Nếu trong năm tới, tỉ giá hối đoái chuyển từ 10.000 IDR/1 USD sang 11.000 IDR/1 USD, thì khoản thanh toán coupon đầu tiên 4 triệu Rupiah sẽ chỉ có giá trị khoảng 364 USD thay vì 400 USD như dự kiến khi trái phiếu được phát hành lần đầu tiên. Mệnh giá 100 triệu Rupiah của trái phiếu sẽ trị giá khoảng 9.091 USD. Và nếu lãi suất hiện hành tăng lên, giá trị của trái phiếu sẽ còn thấp hơn nữa.

Tuy nhiên, một trái phiếu rồng có mệnh giá bằng đô la Mỹ, trong khi vẫn chịu rủi ro lãi suất, sẽ không phải chịu rủi ro tiền tệ. Nền kinh tế khu vực đã thay đổi đáng kể trong những năm kể từ khi trái phiếu rồng ra mắt vào năm 1991, bao gồm cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 và sự tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc. Tuy nhiên, trái phiếu rồng giúp thị trường châu Á thu hút thêm đầu tư nước ngoài.

(Theo Investopedia)

Hoàng Vy