|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Khủng hoảng tài chính châu Á (Asian Financial Crisis) là gì?

14:19 | 25/09/2019
Chia sẻ
Khủng hoảng tài chính châu Á (tiếng Anh: Asian Financial Crisis) bắt đầu vào năm 1997, mở đầu với sự phá giá của đồng baht Thái Lan, sau đó lan rộng ra nhiều nước châu Á khác.
22113339349_62afcae197_b

Hình minh họa. Nguồn: staticflickr.com

Khủng hoảng tài chính châu Á

Khái niệm

Khủng hoảng tài chính châu Á trong tiếng Anh là Asian Financial Crisis, hoặc còn gọi là Asian Contagion.

Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á là một chuỗi các cuộc mất giá tiền tệ và các sự kiện khác bắt đầu vào mùa hè năm 1997 và lan rộng ra nhiều nước châu Á. 

Thị trường tiền tệ sụp đổ đầu tiên tại Thái Lan, là kết quả của quyết định của chính phủ về việc thả nổi đồng baht. Sự giảm giá tiền tệ lan truyền nhanh chóng khắp Đông Á, khiến thị trường chứng khoán giảm điểm, doanh thu nhập khẩu giảm và các chính phủ chịu biến động đột ngột.

Do sự mất giá của đồng baht Thái Lan, một lượng lớn đồng tiền của các nước Đông Á đã bị mất giá tới 38%. Chứng khoán quốc tế cũng giảm tới 60%. May mắn là cuộc khủng hoảng tài chính châu Á được ngăn cản một phần nhờ sự can thiệp tài chính từ Quĩ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới. 

Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á

Cuộc khủng hoảng bắt nguồn từ một số hiện tượng của các ngành công nghiệp, tài chính và tiền tệ. Nhìn chung, phần lớn chúng liên quan đến chiến lược tăng trưởng kinh tế nhờ xuất khẩu được áp dụng trên khắp các nền kinh tế các nước Đông Á đang phát triển trong những năm trước khủng hỏang. 

Chiến lược này liên quan đến sự hợp tác chặt chẽ của chính phủ với các nhà sản xuất sản phẩm xuất khẩu, bao gồm trợ cấp, thỏa thuận tài chính thuận lợi và cố định tỉ giá hối đoái với đồng USD để tạo thuận lợi cho các nhà xuất khẩu.

Chính sách của các nước này đã góp phần tạo ra rủi ro đạo đức lớn, khuyến khích đầu tư lớn vào các dự án đầy rủi ro.

Năm 1995, chính phủ Mỹ, Đức và Nhật Bản đã đồng ý hợp tác để đồng USD được định giá cao so với đồng yen và đồng Deutsche Mark. Điều này dẫn đến tăng giá của các loại tiền các nước Đông Á đã neo giá vào đồng USD, dẫn đến áp lực tài chính lớn do hàng hóa xuất khẩu của Nhật Bản và Đức ngày càng tăng tính cạnh tranh.

Xuất khẩu và lợi nhuận doanh nghiệp sụt giảm. Chính phủ các nước Đông Á và các tổ chức tài chính liên quan ngày càng khó vay bằng USD để trợ cấp cho các ngành công nghiệp trong nước và duy trì chế độ tỉ giá của họ.

Phản ứng đối với cuộc khủng hoảng tài chính châu Á

Quĩ Tiền tệ Thế giới đã can thiệp, cấp các khoản vay để ổn định nền kinh tế châu Á chịu ảnh hưởng. Khoảng 110 tỉ USD dưới dạng các khoản vay ngắn hạn đã được chuyển cho Thái Lan, Indonesia và Hàn Quốc để giúp ổn định nền kinh tế. 

Đổi lại, các nước này phải tuân theo các điều kiện nghiêm ngặt bao gồm tăng thuế và lãi suất, giảm chi tiêu công. Nhiều quốc gia bị ảnh hưởng có dấu hiệu phục hồi vào năm 1999.

Bài học rút ra từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á

Nhiều bài học rút ra từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á vẫn có thể được áp dụng cho các tình huống ngày nay và để phòng tránh các vấn đề trong tương lai. 

Các nhà đầu tư nên cẩn thận với bong bóng tài sản, khi chúng vỡ, các nhà đầu tư sẽ phải chịu thiệt hại rất lớn. Các chính phủ phải cẩn trọng với chi tiêu. 

Mọi khoản chi của chính phủ cho cơ sở hạ tầng có thể đã góp phần thổi phồng bong bóng tài sản đã gây ra cuộc khủng hoảng này, và điều tương tự cũng có thể xảy ra với các sự kiện tương lai.

(Theo investopedia)


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Hằng Hà

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.