Chế độ tỉ giá hối đoái thả nổi hoàn toàn (Floating exchange rate regime) là gì?
Hình minh hoạ (Nguồn: transferwise)
Chế độ tỉ giá hối đoái thả nổi hoàn toàn
Khái niệm
Chế độ tỉ giá hối đoái thả nổi hoàn toàn trong tiếng Anh được gọi là floating exchange rate regime.
Tỉ giá hối đoái thả nổi hoàn toàn là một chế độ trong đó giá tiền tệ của một quốc gia được thiết lập bởi thị trường ngoại hối dựa trên cung và cầu so với các loại tiền tệ khác. (Theo investopedia)
Điều này trái ngược với tỉ giá hối đoái cố định, trong đó chính phủ hoàn toàn hoặc chủ yếu xác định tỉ giá.
Trong chế độ tỉ giá thả nổi, tỉ giá sẽ hoàn toàn được quyết định bởi cung cầu ngoại tệ trên thị trường mà không có bất kì sự can thiệp nào, dù là trực tiếp hay gián tiếp, từ phía Ngân hàng Trung ương nhằm làm thay đổi tỉ giá.
Yếu tố ủng hộ
Có hai yếu tố căn bản chính được nêu ra để ủng hộ cho việc các quốc gia nên sử dụng chế độ tỉ giá thả nổi là tính tự chủ về chính sách tiền tệ và cơ chế tự điều chỉnh để cân bằng cán cân thương mại.
Thứ nhất, trong chế độ tỉ giá cố định, Ngân hàng Trung ương sẽ không thể tự do tăng hoặc giảm cung tiền do nó phải duy trì mức cung tiền hợp lí nhằm cố định tỉ giá. Tăng cung tiền sẽ gây ra lạm phát và gây áp lực mất giá nội tệ.
Khi đó, để cố định tỉ giá thì Ngân hàng Trung ương buộc phải bán ngoại tệ/mua nội tệ và điều này làm cung tiền giảm trở lại.
Ngược lại, thắt chặt cung tiền làm lãi suất tăng sẽ gây ra áp lực tăng giá nội tệ do các dòng vốn nước ngoài chảy vào. Muốn cố định tỉ giá, Ngân hàng Trung ương sẽ phải mua ngoại tệ/bán nội tệ và điều này làm cung tiền tăng trở lại.
Như vậy, cung tiền sẽ không thể được điều chỉnh một cách tự do theo ý muốn của Ngân hàng Trung ương trong chế độ tỉ giá cố định.
Ngược lại, trong chế độ tỉ giá thả nổi, do Ngân hàng Trung ương không phải cam kết về một mức tỉ giá cụ thể nào nên họ hoàn toàn có quyền mở rộng hoặc thu hẹp cung tiền để điều chỉnh các biến mục tiêu quan trọng như sản lượng, việc làm, hay tỉ lệ lạm phát.
Nếu Ngân hàng Trung ương tăng cung tiền và gây ra lạm phát (gây bất lợi cho sức cạnh tranh) thì đồng nội tệ sau đó cũng sẽ có xu hướng mất giá (có tác động cải thiện sức cạnh tranh) và do vậy tỉ giá thực tế sẽ không bị ảnh hưởng, và sức cạnh tranh cũng không bị ảnh hưởng.
Thứ hai, khi một quốc gia áp dụng tỉ giá thả nổi thì nó sẽ giống như một cơ chế tự điều chỉnh giúp cân bằng cán cân thương mại. Nếu vì một lí do nào đó mà quốc gia này bị thâm hụt thương mại, tức là xảy ra tình trạng dư cầu ngoại tệ, thì đồng ngoại tệ sẽ lên giá và đồng nội tệ giảm giá.
Sự điều chỉnh này sẽ giúp cho xuất khẩu tăng còn nhập khẩu giảm, qua đó cải thiện cán cân thương mại theo hướng cân bằng trở lại.
(Tài liệu tham khảo: Kinh tế vĩ mô của nền kinh tế mở, ĐH Kinh tế Quốc dân)
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/