|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Tín dụng bằng chữ kí (Bank guarantee) là gì? Các hình thức tín dụng bằng chữ kí

18:19 | 27/08/2019
Chia sẻ
Tín dụng bằng chữ kí (tiếng Anh: Bank guarantee) là một hình thức cấp tín dụng của tín dụng ngân hàng. Đây là ngân hàng tạo điều kiện cho khách hàng vay vốn của người khác dựa trên chính sự uy tín (chữ kí) của mình.
mutualfund-kM8F--621x414@LiveMint_1563694727746

Hình minh họa (Nguồn: Reliance State Bank)

Tín dụng bằng chữ kí (Bank guarantee)

Tín dụng bằng chữ kí - danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Bank guarantee.

Tín dụng bằng chữ kí (bảo lãnh) là hình thức tín dụng trong đó ngân hàng không trực tiếp cho khách hàng vay bằng tiền nhưng bằng uy tín (chữ kí) của mình, ngân hàng tạo điều kiện để khách hàng vay vốn của người khác và đảm bảo thanh toán hộ khách hàng.

Dù là một hình thức tín dụng nhưng trong hạch toán, nó không làm thay đổi bảng quyết toán tài sản của ngân hàng mà được hạch toán ngoại bảng. (Theo Giáo trình Ngân hàng Thương mại, NXB Thống kê)

Các hình thức tín dụng bằng chữ kí 

Có hai hình thức tín dụng bằng chữ kí như sau.

Nghiệp vụ chấp nhận

Hiện nay, trong thương mại quốc tế, thương phiếu được sử dụng rất phổ biến. Song trong một số trường hợp độ tin cậy và khả năng thanh toán của người mua chịu chưa được đảm bảo, vì vậy các thương phiếu cần có sự chấp nhận trả tiền hoặc bảo đảm trả tiền của các ngân hàng, có uy tín thì nó mới được lưu thông một cách dễ dàng.

Nghiệp vụ chấp nhận chia ra làm hai loại là chấp nhận trả tiền và đảm bảo trả tiền.

1. Chấp nhận trả tiền:

Là nghiệp vụ mà ngân hàng thương mại cho phép người bán có quyền kí phát hối phiếu đòi tiền ngân hàng chấp nhận. Thông thường, muốn được hưởng loại chấp nhận này, người mua phải kí quĩ cho ngân hàng. 

Nghiệp vụ này được áp dụng phổ biến trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ.

2. Bảo đảm trả tiền:

Là nghiệp vụ mà ngân hàng thương mại chỉ đảm bảo khả năng thanh toán của người vay nợ, còn người có nghĩa vụ tiền ghi trong hối phiếu phải trực tiếp trả tiền cho người hưởng lợi hối phiếu. Chỉ trừ khi người vay nợ không có khả năng thanh toán thực sự thì ngân hàng mới chấp nhận đứng ra thanh toán cho người hưởng lợi.

Trong thời đại ngày nay, nghiệp vụ chấp nhận của Ngân hàng thương mại đã tạo điều kiện cho thương phiếu lưu thông thuận lợi và sức chi trả của thương phiếu cũng được đảm bảo hơn. 

Nghiệp vụ chấp nhận thương phiếu trong mậu dịch quốc tế rất phát triển. Ở những nước có nền ngoại thương phát triển mạnh như Anh, Mỹ đã xuất hiện những loại Ngân hàng chuyên kinh doanh nghiệp vụ này và được gọi là "Acceptance house" hay "Acceptance banker".

Nghiệp vụ bảo lãnh

Là nghiệp vụ trong đó ngân hàng đứng ra cam kết bằng văn bản rằng sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho người được bảo lãnh nếu người này không thực hiện nghĩa vụ đó.

Có nhiều hình thức bảo lãnh như bảo lãnh để tham dự đấu thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh chất lượng sản phẩm theo hợp đồng, bảo lãnh hoàn trả vốn vay... (Theo Giáo trình Ngân hàng Thương mại, NXB Thống kê)


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Khai Hoan Chu

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.