|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Tiêu chuẩn ISO/TS 34700:2016 là gì?

14:35 | 02/03/2020
Chia sẻ
Tiêu chuẩn ISO/TS 34700:2016 là tiêu chuẩn nhằm đảm bảo phúc lợi của động vật nuôi để chế biến thực phẩm hoặc sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Tiêu chuẩn ISO/TS 34700:2016 là gì? - Ảnh 1.

Hình minh họa (Nguồn: midlandtours)

Tiêu chuẩn ISO/TS 34700:2016

Khái niệm

Tiêu chuẩn ISO/TS 34700:2016 hay tiêu chuẩn về quản lí phúc lợi động vật - yêu cầu chung và hướng dẫn các tổ chức trong chuỗi cung ứng thực phẩm có tên tiếng Anh là: ISO/TS 34700:2016 Animal welfare management — General requirements and guidance for organizations in the food supply chain. 

Tiêu chuẩn ISO/TS 34700:2016 là tiêu chuẩn đưa ra các yêu cầu và hướng dẫn áp dụng các qui tắc về phúc lợi động vật như được nêu trong lời giới thiệu được khuyến cáo đối với phúc lợi động vật của Bộ luật Sức khỏe Động vật trên cạn của Tổ chức Thú y Thế giới - OIE OIE TAHC (Chương 7.1).

Phạm vi áp dụng

ISO/TS 34700:2016 áp dụng cho động vật trên cạn được nhân giống hoặc nuôi để sản xuất thức ăn hoặc thức ăn chăn nuôi. 

Trừ các loại sau đây: 

- Động vật được sử dụng cho các hoạt động nghiên cứu và giáo dục, động vật trong tổ chức cứu trợ và vườn thú, động vật đồng hành, động vật bị lạc và động vật hoang dã;

- Động vật thủy sinh, giết hại cho mục đích y tế công cộng hoặc sức khỏe động vật dưới sự chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền, bẫy giết nhân đạo với các loài gây hại và lông.

Việc áp dụng tài liệu này được giới hạn ở các qui trình hay chính là các chương đã được qui định trong Bộ luật Sức khỏe Động vật trên cạn của OIE (Terrestrial Animal Health Code - OIE TAHC). 

Tại thời điểm này, các chương đó là: 

- Chương 7.2: Vận chuyển động vật bằng đường biển; 

- Chương 7.3: Vận chuyển động vật bằng đường bộ; 

- Chương 7.4: Vận chuyển động vật bằng đường hàng không; 

- Chương 7.5: Giết mổ động vật; 

- Chương 7.9: Sức khỏe động vật và hệ thống chăn nuôi bò lấy thịt; 

- Chương 7.10: Sức khỏe động vật và hệ thống chăn nuôi gà lấy thịt; 

- Chương 7.11: Sức khỏe động vật và hệ thống chăn nuôi bò lấy sữa; 

Tiêu chuẩn này được thiết kế để hướng dẫn người sử dụng tiến hành phân tích sự thiếu sót và xây dựng một kế hoạch phúc lợi động vật phù hợp với OIE TAHC. 

Tiêu chuẩn này cũng có thể được sử dụng để tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng các tiêu chuẩn phúc lợi động vật của khu vực tư nhân hoặc công cộng, tối thiểu là đáp ứng OIE TAHC.

Phạm vi của tiêu chuẩn này được sửa đổi khi các điều khoản về phúc lợi động vật của OIE TAHC được bổ sung hoặc sửa đổi.

(Theo International Organization for Standardization)

Tuyết Nhi