|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Tiềm lực tài chính (Financial Potential) là gì? Các chỉ tiêu đánh giá

17:01 | 05/03/2020
Chia sẻ
Tiềm lực tài chính (tiếng Anh: Financial Potential) là một yếu tố tổng hợp phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp thông qua khối lượng (nguồn vốn) mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh.
Tiềm lực tài chính (Financial Potential) là gì? Các chỉ tiêu đánh giá - Ảnh 1.

Hình minh hoạ (Nguồn: business-standard)

Tiềm lực tài chính

Khái niệm

Tiềm lực tài chính trong tiếng Anh được gọi là Financial Potential.

Tiềm lực tài chính là một yếu tố tổng hợp phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp thông qua khối lượng (nguồn vốn) mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh. 

Chỉ tiêu đánh giá

Khả năng phân phối (đầu tư) có hiệu quả các nguồn vốn, khả năng quản lí có hiệu quả các nguồn vốn trong kinh doanh thể hiện qua các chỉ tiêu:

- Vốn chủ sở hữu (vốn tự có): độ lớn (khối lượng) tiền của chủ sở hữu hoặc của các cổ đông tham gia góp vốn vào doanh nghiệp. Là yếu tố chủ chốt quyết định đến qui mô của doanh nghiệp và qui mô (tầm cỡ) cơ hội có thể khai thác.

- Vốn huy động: vốn vay, trái phiếu doanh nghiệp… phản ánh khả năng thu hút các nguồn vốn đầu tư trong nền kinh tế vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Yếu tố này tham gia vào việc hình thành và khai thác cơ hội của doanh nghiệp.

- Tỉ lệ tái đầu tư về lợi nhuận: chỉ tiêu được tính theo % từ nguồn lợi nhuận thu được giành cho bổ sung nguồn vốn tự có. Phản ánh khả năng tăng trưởng vốn tiềm năng và qui mô kinh doanh mới.

- Giá cổ phiếu của doanh nghiệp trên thị trường: thường biến động, thậm chí rất lớn. Phản ánh xu thế phát triển của doanh nghiệp và là sự đánh giá của thị trường về sức mạnh (hiệu quả) của doanh nghiệp trong kinh doanh.

- Khả năng trả nợ ngắn hạn và dài hạn: bao gồm các khả năng trả lãi cho nợ dài hạn (từ lợi nhuận) và khả năng trả vốn trong nợ dài hạn (liên quan đến cơ cấu vốn dài hạn), nguồn tiền mặt và khả năng nhanh chóng chuyển thành tiền mặt để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn (tài khoản vãng lai). 

Thường thể hiện qua vòng quay vốn lưu động, vòng quay dự trữ hàng hoá, vòng quay tài khoản thu/chi… phản ánh mức độ "lành mạnh" của tài chính doanh nghiệp, có thể liên quan trực tiếp đến phá sản hoặc vỡ nợ.

- Các tỉ lệ về khả năng sinh lợi: phản ánh hiệu quả đầu tư và kinh doanh của doanh nghiệp. Có thể qua các chỉ tiêu cơ bản: % lợi nhuận trên doanh thu (lượng lợi nhuận thu được trên một đơn vị tiền tệ doanh thu), tỉ suất thu hồi vốn đầu tư (% về số lợi nhuận thu được trên tổng số vốn đầu tư).

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Marketing thương mại, Chủ biên PGS. TS. Nguyễn Xuân Quang, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, 2007)

Diệu Nhi

[Cập nhật] KQKD ngân hàng 2024: Xuất hiện nhà băng có lợi nhuận tăng bằng lần
Nhiều ngân hàng thông báo vượt chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh đã được đại hội đồng cổ đông giao. Trong đó, một số nhà băng ước tính tăng trưởng lợi nhuận, dư nợ tín dụng cả năm 2024 sẽ ở mức hai con số.