|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Tỉ lệ vỡ nợ (Default Rate) là gì?

16:47 | 11/04/2020
Chia sẻ
Tỉ lệ vỡ nợ (tiếng Anh: Default Rate) là tỉ lệ phần trăm của tất cả các khoản nợ tồn đọng mà người cho vay đã loại bỏ (xóa sổ) sau một thời gian dài không được thanh toán.
Tỉ lệ nợ xấu (Default Rate) là gì? - Ảnh 1.

Hình minh họa

Tỉ lệ vỡ nợ (Default Rate)

Định nghĩa

Default Rate tạm dịch ra tiếng Việt là tỉ lệ vỡ nợ.

Tỉ lệ vỡ nợtỉ lệ phần trăm của tất cả các khoản nợ tồn đọng mà người cho vay đã loại bỏ (xóa sổ) sau một thời gian dài không được thanh toán. Một khoản vay thường được khai báo là vỡ nợ nếu thanh toán trễ 270 ngày.

Thuật ngữ "Default Rate" cũng có thể đề cập đến lãi suất cao hơn áp dụng cho người vay đã bỏ lỡ các khoản thanh toán thường xuyên cho một khoản vay.

Hiểu về tỉ lệ vỡ nợ

- Các khoản vỡ nợ thường được xóa khỏi báo cáo tài chính của công ty phát hành và được chuyển đến một công ty thu nợ.

- Tỉ lệ vỡ nợ là một biện pháp thống kê quan trọng được sử dụng bởi những người cho vay để xác định mức độ rủi ro của họ và bởi các nhà kinh tế để đánh giá sức khỏe tổng thể của nền kinh tế.

- Trên thực tế, người cho vay thường không quá quan tâm đến các khoản thanh toán quá hạn cho đến khi khoản thanh toán này bị quá hạn lần thứ hai. Khi một khách hàng đi vay thanh toán trễ hai lần liên tiếp và nếu thời gian thanh toán trễ quá 60 ngày thì tài khoản đó sẽ được coi là vi phạm; đồng thời bị ghi lại vào danh sách "đen" của các tổ chức tín dụng.

- Lịch sử chậm trả này sau đó sẽ được ghi nhận như là một dấu đen trên xếp hạng tín dụng của người vay. Người cho vay cũng có thể tăng lãi suất của người vay như một hình phạt cho việc thanh toán trễ.

- Nếu khách hàng vay tiếp tục thanh toán trễ thì người cho vay sẽ tiếp tục báo cáo lên hệ thống cho đến khi nghĩa vụ trả nợ được hoàn thành. Đối với các khoản vay được quĩ nhà nước tài trợ như khoản vay sinh viên thì khung thời gian vỡ nợ là 270 ngày. Ngoài ra, thời gian cho tất cả các loại cho vay khác đều được thiết lập bởi luật pháp nhà nước.

Lưu ý:

Trong mọi trường hợp, nếu người đi vay mất khả năng thanh toán cho khoản nợ quá hạn của mình sẽ làm cho điểm tín dụng của họ giảm xuống và sẽ khiến cho việc phê duyệt tín dụng trở nên khó khăn hoặc không thể thực hiện được nữa trong tương lai.

Thêm vào đó, hồ sơ về lịch sử vay-trả của họ vẫn sẽ lưu lại trên hệ thống trong sáu năm sau đó kể cả khi toàn bộ số tiền được tất toán.

(Tài liệu tham khảo: Investopedia)

Thanh Tùng