|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Thành phố sáng tạo (Creative City) là gì? Bản chất

17:12 | 14/05/2020
Chia sẻ
Thành phố sáng tạo (tiếng Anh: Creative City) là nơi mà ở đó con người với tính sáng tạo là tài nguyên quan trọng, tạo ra của cải cho xã hội.
Thành phố sáng tạo (Creative City) là gì? Bản chất - Ảnh 1.

Hình minh hoạ (Nguồn: elgar)

Thành phố sáng tạo

Khái niệm

Thành phố sáng tạo trong tiếng Anh được gọi là Creative City.

Thành phố sáng tạo là nơi mà ở đó con người với tính sáng tạo là tài nguyên quan trọng, tạo ra của cải cho xã hội.

Tài nguyên thiên nhiên dồi dào, vị trí địa thuận lợi và tiếng tăm từ quá khứ không còn đóng vai trò quyết định tới sự hưng thịnh của một quốc gia trong thời đại ngày nay. Thay vào đó, nền tảng cho sự phát triển của mọi thành phố là tính sáng tạo. 

Bản chất

Với cách hiểu về thành phố sáng tạo như trên, nhiều thành phố thay vì tập trung vào các ngành công nghiệp cần khai thác tài nguyên thiên nhiên, dễ có tác động xấu tới môi trường, đã dần hướng tới nền công nghiệp sáng tạo - công nghiệp văn hóa. 

Mục tiêu của họ là xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động sáng tạo, thu hút lực lượng lao động sáng tạo và tạo ra các sản phẩm sáng tạo. 

Theo Laundry và Bianchini, sự sáng tạo không chỉ có ở tầng lớp nghệ sĩ, kĩ sư, doanh nhân... hay những người đang làm công việc trí óc, mà sự sáng tạo tồn tại ở tất cả mọi người. 

Thành phố sáng tạo do đó không phải thành phố chỉ ưu tiên giai cấp sáng tạo, mà là thành phố biết tận dụng sự sáng tạo từ mọi lớp người trong xã hội, để từ đó tạo nên bản sắc riêng biệt và độc đáo.

Hà Nội là Thành phố sáng tạo

Ngày 30/10, Tổng Giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) Audrey Azouley đã công nhận Thủ đô Hà Nội là Thành phố sáng tạo của UNESCO.

Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO ra đời vào năm 2004, với sự tham gia của 180 thành phố thuộc 72 quốc gia trên thế giới. 

Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO được ra đời nhằm thúc đẩy hợp tác quốc tế giữa các thành phố được vinh danh với tôn chỉ hướng tới thúc đẩy "nguồn lực văn hóa" và "sáng tạo văn hóa" làm nền tảng cho quá trình phát triển đô thị một cách bền vững. 

Có 7 lĩnh vực sáng tạo được xác định để UNESCO xem xét ghi danh, tham gia mạng lưới, bao gồm: Thủ công mĩ nghệ và nghệ thuật dân gian, thiết kế, điện ảnh, ẩm thực, văn học, nghệ thuật truyền thông đa phương tiện và âm nhạc.

(Tài liệu tham khảo: Thành phố sáng tạo và Không gian công cộng, Số 28 Tạp chí Qui hoạch đô thị , 2017. Hà Nội mới)

Diệu Nhi

'Tăng trưởng GDP 2025 đạt 8%, 2026 - 2030 đạt 10%, Việt Nam sẽ thoát bẫy thu nhập trung bình'
Theo TS. Cấn Văn Lực, năm 2025 phải phấn đấu để đạt mức tăng trưởng ít nhất 8% và giai đoạn 2026 - 2030 tăng trưởng hai con số khoảng 10% thì Việt Nam mới có thể vượt bẫy thu nhập trung bình, đạt mục tiêu đến 2045 trở thành nước thu nhập cao và có nền tảng công nghiệp hiện tại.