|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Dự trữ quốc gia là gì? Nguồn hình thành dự trữ quốc gia

16:10 | 11/05/2020
Chia sẻ
Dự trữ quốc gia là dự trữ vật tư, thiết bị, hàng hóa do Nhà nước quản lí, nắm giữ.
Dự trữ quốc gia là gì? Nguồn hình thành dự trữ quốc gia - Ảnh 1.

Hình minh họa (Nguồn: Vapa.org

Dự trữ quốc gia

Khái niệm

Dự trữ quốc gia trong tiếng Anh gọi là: State reserves.

Dự trữ quốc gia là dự trữ vật tư, thiết bị, hàng hóa do Nhà nước quản lí, nắm giữ.

Chính sách của Nhà nước về dự trữ quốc gia

1. Nhà nước có chiến lược, qui hoạch, kế hoạch phát triển dự trữ quốc gia phù hợp với chiến lược, qui hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kì.

2. Nhà nước xây dựng dự trữ quốc gia đủ mạnh, cơ cấu hợp lí, bảo đảm thực hiện mục tiêu dự trữ quốc gia, phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách nhà nước.

3. Nhà nước có chính sách đầu tư nghiên cứu phát triển khoa học - kĩ thuật về dự trữ quốc gia, ứng dụng công nghệ bảo quản, công nghệ thông tin để hiện đại hóa hoạt động dự trữ quốc gia.

4. Nhà nước có chính sách huy động nguồn lực, khuyến khích, tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động dự trữ quốc gia.

5. Chính phủ qui định chi tiết Điều này.

Nguồn hình thành dự trữ quốc gia

Dự trữ quốc gia được hình thành từ các nguồn sau đây:

1. Ngân sách nhà nước;

2. Nguồn lực hợp pháp khác ngoài ngân sách nhà nước được đưa vào dự trữ quốc gia bao gồm:

Các nguồn lực có được từ tự nguyện đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, cung cấp công nghệ thông tin cho hoạt động quản lí và bảo quản hàng dự trữ quốc gia, trực tiếp bảo quản hàng dự trữ quốc gia; hàng hóa, vật tư được huy động từ các tổ chức, cá nhân trong tình huống đột xuất, cấp bách theo qui định của pháp luật.

Nội dung quản lí nhà nước về dự trữ quốc gia

1. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản qui phạm pháp luật về dự trữ quốc gia.

2. Quyết định chiến lược, qui hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển dự trữ quốc gia.

3. Qui định chi tiết Danh mục hàng dự trữ quốc gia; phân bổ ngân sách nhà nước cho dự trữ quốc gia; quyết định xuất, nhập, mua, bán hàng dự trữ quốc gia.

4. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, kĩ thuật và công nghệ bảo quản hàng dự trữ quốc gia.

5. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về dự trữ quốc gia.

6. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ dự trữ quốc gia.

(Tài liệu tham khảo: Luật số 22/2012/QH13 Dự trữ quốc gia)

Tuyết Nhi