|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Sự phá sản của ngân hàng (Bank Failure) là gì? Điều gì xảy ra khi một ngân hàng phá sản?

11:08 | 07/04/2020
Chia sẻ
Sự phá sản của ngân hàng (tiếng anh: Bank Failure) là việc đóng cửa một ngân hàng mất khả năng thanh toán, bởi cơ quan quản lý nhà nước. Ngân hàng phá sản khi không thể đáp ứng các nghĩa vụ tài chính đối với các chủ nợ và người gửi tiền.
Phá sản ngân hàng là gì (Bank Failure)? Điều gì xảy ra khi một ngân hàng phá sản? - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa: Sozcu.info)

Sự phá sản của ngân hàng

Khái niệm

Sự phá sản của ngân hàng trong tiếng Anh là Bank Failure.

Sự phá sản của ngân hàng là việc đóng cửa một ngân hàng mất khả năng thanh toán, bởi cơ quan quản lý nhà nước. Các nhà quản lí tiền tệ có quyền đóng cửa các ngân hàng thương mại; chuyên viên giám sát ngân hàng tại các nước tương ứng đóng các ngân hàng điều lệ nhà nước. Các ngân hàng đóng cửa khi họ không thể đáp ứng nghĩa vụ của họ đối với người gửi tiền và những người khác. 

Tại Mỹ, khi ngân hàng phá sản, Công ty Bảo hiểm Kí thác liên bang Mỹ (FDIC) chi trả phần bảo hiểm của một người gửi tiền, bao gồm cả tài khoản thị trường tiền tệ.

Hiểu về Sự phá sản của ngân hàng

Ngân hàng phá sản khi không thể đáp ứng các nghĩa vụ tài chính đối với các chủ nợ và người gửi tiền. Điều này có thể xảy ra bởi vì ngân hàng đã trở nên mất khả năng thanh toán, hoặc vì không còn đủ tài sản lưu động để thực hiện các nghĩa vụ thanh toán.

Nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến sự phá sản của ngân hàng xảy ra khi giá trị tài sản của ngân hàng giảm xuống dưới giá trị thị trường của các khoản nợ của ngân hàng, ở đây là nghĩa vụ của ngân hàng đối với các chủ nợ và người gửi tiền. Điều này có thể xảy ra vì ngân hàng mất quá nhiều tiền đầu tư. Không phải lúc nào cũng có thể dự đoán khi một ngân hàng phá sản. 

Điều gì xảy ra khi một ngân hàng phá sản?  

Khi một ngân hàng phá sản, nó có thể cố gắng vay tiền từ các ngân hàng có khả năng thanh toán khác để trả tiền cho người gửi tiền. Nếu ngân hàng phá sản không thể trả tiền người gửi tiền, thì sự hoảng loạn của ngân hàng có thể xảy ra khi người gửi tiền nỗ lực lấy lại tiền của họ đang gửi trong ngân hàng. Điều này có thể làm cho tình hình trở nên tồi tệ hơn vì thu hẹp tài sản lưu động khi người gửi tiền rút tiền mặt từ ngân hàng. Kể từ khi thành lập FDIC, chính phủ liên bang đã bảo hiểm tiền gửi ngân hàng lên tới 250.000 đô la Mỹ.

Khi một ngân hàng phá sản, FDIC lấy quyền kiểm soát và sẽ bán ngân hàng phá sản cho một ngân hàng có nhiều khả năng thanh toán hơn, hoặc tiếp quản hoạt động của chính ngân hàng đó. Lí tưởng là người gửi tiền có tiền trong ngân hàng phá sản sẽ không có sự thay đổi trong trải nghiệm sử dụng ngân hàng; họ sẽ vẫn có quyền truy cập vào tiền của mình và có thể sử dụng thẻ ghi nợ và kiểm tra như bình thường. Trong trường hợp một ngân hàng phá sản được bán cho ngân hàng khác, chủ tài khoản sẽ tự động trở thành khách hàng của ngân hàng đó, và có thể nhận được séc mới và thẻ ghi nợ mới. 

Ví dụ về Sự phá sản của ngân hàng  

Trong cuộc khủng hoảng tài chính 2007 - 2008, vụ phá sản ngân hàng lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ xảy ra khi Washington Mutual, với tài sản trị giá 307 tỉ USD đóng cửa. Một sự phá sản lớn của ngân hàng đã xảy ra chỉ vài tháng trước khi Indymac bị tịch thu. Sự đóng cửa lớn thứ hai là phá sản của 40 tỉ USD ở Continental Illinois năm 1984. FDIC duy trì danh sách cập nhật các ngân hàng phá sản trên trang web của mình. 

Lưu ý đặc biệt 

FDIC được thành lập vào năm 1933 bởi đạo luật ngân hàng. Trong những năm ngay trước đó, đánh dấu sự khởi đầu của cuộc Đại suy thoái lớn, một phần ba các ngân hàng Mỹ đã phá sản. Trong những năm 1920, trước sự suy đổ Thứ Ba Đen Tối năm 1929, trung bình khoảng 70 ngân hàng đã phá sản mỗi năm trên toàn quốc. 

Trong 10 tháng đầu tiên của cuộc Đại suy thoái, 744 ngân hàng phá sản, và chỉ riêng trong năm 1933, khoảng 4.000 ngân hàng Mỹ phá sản. Vào thời điểm FDIC được thành lập, những người gửi tiền đã mất 140 tỉ USD do sự phá sản của ngân hàng, và không có bảo hiểm tiền gửi liên bang bảo vệ những khoản tiền gửi này, họ đã không có cách nào để lấy lại tiền.

(Theo Investopedia)

Lê Huy