|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Đại Suy thoái (The Great Recession) là gì? Nguyên nhân dẫn đến Đại Suy thoái

12:04 | 25/11/2019
Chia sẻ
Đại Suy thoái (tiếng Anh: The Great Recession) là thuật ngữ được dùng để chỉ cuộc suy thoái kinh tế của Mỹ kéo dài từ tháng 12 năm 2007 đến tháng 6 năm 2009, và cả cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu nối tiếp vào năm 2009.
recession

Hình minh họa. Nguồn: pcdn.co

Đại Suy thoái

Khái niệm

Đại Suy thoái trong tiếng Anh là The Great Recession.

Đại Suy thoái là thuật ngữ được dùng để chỉ cuộc suy thoái kinh tế của Mỹ kéo dài chính thức từ tháng 12 năm 2007 đến tháng 6 năm 2009; và cả cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu nối tiếp vào năm 2009. Đây được coi là cuộc suy thoái lớn nhất kể từ cuộc Đại Khủng hoảng những năm 1930.

Hoạt động kinh tế bắt đầu sụt giảm khi thị trường nhà ở Mỹ chuyển từ giai đoạn bùng nổ sang đổ vỡ, và một lượng lớn các chứng khoán bảo đảm bằng thế chấp và công cụ phái sinh bị mất phần lớn giá trị.

Nguyên nhân dẫn đến Đại Suy thoái

Báo cáo năm 2011 của Ủy ban điều tra khủng hoảng tài chính, đã chỉ ra một số yếu tố quan trọng mà họ là đã dẫn đến cuộc Đại Suy thoái.

Thứ nhất là thất bại điều chỉnh ngành tài chính từ phía chính phủ, bao gồm Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã không có khả năng hạn chế các khoản vay thế chấp độc hại.

Tiếp theo là có rất nhiều công ty tài chính đã hoạt động quá rủi ro. Hệ thống ngân hàng bóng tối bao gồm các công ty đầu tư đã phát triển đến mức gần bằng với hệ thống ngân hàng truyền thống, nhưng không bị khống chế bởi sự giám sát hay các qui định tương tự.

Hệ thống ngân hàng bóng tối thất bại dẫn đến hậu quả là ảnh hưởng tiêu cực đến dòng tín dụng đến người tiêu dùng và doanh nghiệp.

Những nguyên nhân khác bao gồm các khoản nợ vay quá mức của người tiêu dùng và các doanh nghiệp và các nhà lập pháp mà đã không hiểu đầy đủ về hệ thống tài chính sụp đổ.

Diễn biến và hậu quả của cuộc Đại Suy thoái

Trong thời kì bùng nổ bong bóng nhà ở của Mỹ vào giữa những năm 2000, các tổ chức tài chính đã bắt đầu tiếp thị chứng khoán bảo đảm bằng thế chấp và các sản phẩm phái sinh phức tạp khác với qui mô lớn. Khi thị trường bất động sản sụp đổ vào năm 2007, chúng nhanh chóng mất giá trị. 

Các thị trường tín dụng đã tài trợ cho bong bóng nhà đất cũng rơi và cuộc khủng hoảng tín dụng. Khả năng thanh toán của các ngân hàng và tổ chức tài chính mà đã sử dụng đòn bẩy quá lớn dần chạm đến ngưỡng đổ vỡ, bắt đầu với sự sụp đổ của Bear Stearns vào tháng 3 năm 2008.

Nối tiếp đó là sự phá sản của Lehman Brothers, ngân hàng đầu tư lớn thứ tư của Mỹ vào tháng 9 năm 2008. Sự lây lan nhanh chóng truyền sang các nền kinh tế khác trên thế giới, đặc biệt là ở châu Âu. Chỉ tính riêng ở Mỹ số lượng việc làm đã giảm hơn 8,7 triệu do hậu quả của cuộc Đại Suy thoái, khiến tỉ lệ thất nghiệp tăng gấp đôi. 

Hơn nữa, các hộ gia đình Mỹ đã mất khoảng 19.000 tỉ USD giá trị tài sản ròng do hậu quả của thị trường chứng khoán sụt giảm, theo Bộ Tài chính Mỹ. Đại suy thoái chính thức kết thúc vào tháng 6 năm 2009.

(Theo investopedia)

Hằng Hà