Âm thầm rút tiền hàng loạt (Silent Bank Run) là gì? Tác động của âm thầm rút tiền hàng loạt
Âm thầm rút tiền hàng loạt
Khái niệm
Âm thầm rút tiền hàng loạt trong tiếng Anh là Silent Bank Run.
Âm thầm rút tiền hàng loạt là tình huống trong đó người gửi tiền của ngân hàng ồ ạt rút tiền với số lượng lớn mà không trực tiếp đến ngân hàng.
Âm thầm rút tiền hàng loạt tương tự như rút tiền hàng loạt thông thường, ngoại trừ việc rút tiền được thực hiện bằng các hình thức chuyển khoản điện tử, không yêu cầu rút tiền mặt thực tế.
Đặc điểm của âm thầm rút tiền hàng loạt
Âm thầm rút tiền hàng loạt phần lớn tương tự như rút tiền hàng loạt thông thường. Trong khi người gửi tiền trước đây phải trực tiếp đến ngân hàng để rút tiền mặt, người gửi tiền ngày nay có thể đặt yêu cầu rút tiền bằng nhiều phương tiện điện tử khác nhau, chẳng hạn như thông qua các nền tảng ngân hàng trực tuyến.
Theo nhiều cách, những công nghệ mới này làm cho khả năng của sự rút tiền hàng loạt thậm chí còn đe dọa hơn từ góc độ của ngân hàng. Suy cho cùng, nhiều rào cản truyền thống có thể giúp làm chậm tốc độ rút tiền hàng loạt của ngân hàng, chẳng hạn như khách hàng cần phải xếp hàng dài để đặt lệnh rút tiền, điều mà bây giờ hiếm xảy ra. Tương tự, khách hàng ngày nay không cần chờ đợi để xếp hàng trong giờ làm việc của ngân hàng. Thay vào đó, họ có thể đặt lệnh trực tuyến và lệnh đó sẽ được xử lí sau khi ngân hàng mở.
Mặt khác, những tiện ích hiện đại này cũng có lợi ích cho các ngân hàng bằng cách làm cho sự rút tiền hàng loạt ít được nhìn thấy hơn từ quan sát bên ngoài. Bởi một người gửi tiền có thể rút tiền của họ nhiều hơn nếu họ thấy những người gửi tiền khác của ngân hàng muốn làm như vậy. Với các lệnh rút tiền điện tử, các dấu hiệu của rút tiền hàng loạt khó có thể nhìn thấy hơn.
Ví dụ thực tế về Âm thầm rút tiền hàng loạt
Trong cuộc khủng hoảng tài chính 2008, nhiều tổ chức tài chính phải đối mặt với sự âm thầm rút tiền hàng loạt, vì những người gửi tiền đều sợ mất tiền nếu ngân hàng sụp đổ. Trên khắp nước Mỹ và châu Âu, đặc biệt là ở Anh và Iceland, sự Âm thầm rút tiền hàng loạt khiến các khoản tiền gửi của các ngân hàng bị rút cạn. Điều đó khiến cho cuộc khủng hoảng trở nên nghiêm trọng hơn và buộc một số tổ chức lớn đến bờ vực sụp đổ.
Tiêu biểu, âm thầm rút tiền hàng loạt đã ảnh hưởng đến tổ chức tài chính hơn 100 năm tuổi Wachovia vào cuối năm 2008. Nó được kích hoạt bởi sự thất bại của Washington Mutual một ngày trước đó, khiến giá cổ phiếu của Wachovia giảm 27%.
Vào thứ Sáu, các khách hàng cá nhân và doanh nghiệp có tài khoản trị giá hơn 100.000 đô la đã bắt đầu rút tiền để đưa số dư tài khoản của họ dưới giới hạn 100.000 đô la được bảo hiểm bởi Công ty Bảo hiểm Kí thác liên bang Mỹ (FDIC). Ngân hàng đã mất khoảng 5 tỉ đô la do sự rút tiền lặng lẽ trong suốt cuối tuần đó, chiếm 1% tổng số tài sản nắm giữ và đủ để Wachovia không có thanh khoản cần thiết để mở cửa vào thứ Hai tuần sau. FDIC can thiệp và khuyến khích bán Wachovia cho Wells Fargo (WFC).
Cuộc đại suy thoái cũng chứng kiến sự rút tiền hàng loạt xảy ra hàng loạt ở các quốc gia như Ireland, Anh và Iceland, nơi tiền của người gửi tiền không được bảo hiểm. Chính phủ Ireland và Đan Mạch đã giải quyết sự rút tiền hàng loạt im lặng ở các quốc gia đó bằng cách bảo lãnh các tài khoản tiền gửi.
Các ngân hàng ở Mỹ đã chứng kiến sự rút tiền hàng loạt truyền thống diễn ra đồng thời với sự rút tiền hàng loạt trong im lặng. Trong đó, một số khách hàng rút tiền từ các chi nhánh ngân hàng và những người khác rút tiền của họ thông qua các nền tảng ngân hàng trực tuyến hoặc ngân hàng qua điện thoại.
Ngân hàng Northern Rock là ngân hàng đầu tiên của Anh trải qua bất kì loại rút tiền hàng loạt nào trong hơn 140 năm qua. Trải qua cả sự rút tiền hàng loạt truyền thống và im lặng, mất hơn 14 tỉ bảng (25 triệu đô la) để rút tiền vào tháng 9 năm 2007, hai phần ba trong số đó được rút ra ra bởi khách hàng thực hiện rút tiền lặng lẽ.
(Theo Investopedia)