|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Rút tiền hàng loạt (Bank Run) là gì? Ví dụ về rút tiền hàng loạt

17:58 | 20/09/2019
Chia sẻ
Rút tiền hàng loạt (Bank Run) là hiện tượng xảy ra khi rất nhiều người đồng loạt rút tiền gửi khỏi ngân hàng hoặc các định chế tài chính khác do lo ngại chúng mất khả năng thanh khoản hoặc sắp phá sản.
82838978-dc733348a02b83705a653e2881bd6bf79c9a81b8-s800-c85

Hình minh họa. Nguồn: npr.org

Rút tiền hàng loạt

Khái niệm

Hiện tượng rút tiền hàng loạt trong tiếng Anh là Bank Run.

Hiện tượng rút tiền hàng loạt xảy ra khi một số lượng lớn khách hàng của ngân hàng hoặc các định chế tài chính khác đồng loạt rút tiền gửi của họ vì lo ngại về khả năng thanh toán của ngân hàng.

Khi càng nhiều người rút tiền, khả năng vỡ nợ của ngân hàng càng tăng lên do thanh khoản cạn kiệt, càng khiến nhiều người rút tiền gửi hơn. Trong trường hợp xấu nhất, dự trữ của ngân hàng có thể không đủ để trả cho các khoản rút tiền.

Rút tiền hàng loạt xảy ra khi một số lượng lớn khách hàng bắt đầu rút tiền gửi vì lo sợ ngân hàng sẽ hết tiền, chúng thường là kết quả của sự hoảng loạn của đám đông chứ không phải do ngân hàng thực sự mất khả năng thanh toán.

Do các ngân hàng thường chỉ giữ một tỉ lệ nhỏ tiền gửi dưới dạng tiền mặt, họ phải tăng lượng tiền mặt của mình để đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng. Một phương pháp mà ngân hàng sử dụng để tăng tiền mặt sẵn có là nhanh các tài sản của mình, đôi khi với giá thấp hơn đáng kể so với trường hợp không phải bán nhanh.

Các khoản lỗ do bán tài sản với giá thấp hơn có thể khiến ngân hàng mất khả năng thanh toán. Một cuộc hoảng loạn ngân hàng xảy ra khi nhiều ngân hàng phải hứng chịu tình cảnh rút tiền hàng loạt cùng một lúc.

Cách ngăn chặn rút tiền hàng loạt

1. Chậm lại: Các ngân hàng có thể chọn cách đóng cửa trong một khoảng thời gian khi phải đối mặt với mối đe dọa từ rụt tiền hàng loạt. Điều này ngăn cản mọi người xếp hàng và rút tiền của họ khỏi ngân hàng.

Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt đã thực hiện điều này vào năm 1933 sau khi ông nhậm chức. Ông tuyên bố một "ngày nghỉ ngân hàng", mở các cuộc thanh tra để đảm bảo khả năng thanh toán của các ngân hàng để họ có thể tiếp tục hoạt động.

2. Vay mượn: Các ngân hàng có thể vay từ các tổ chức khác nếu họ không có đủ dự trữ tiền mặt. Các khoản vay lớn có thể ngăn họ rơi vào phá sản.

3. Bảo đảm cho các khoản tiền gửi: Khi mọi người biết tiền gửi của họ được bảo đảm bởi chính phủ, nỗi sợ hãi của họ giảm dần.

Ví dụ về rút tiền hàng loạt

Các vụ rút tiền hàng loạt có thể xảy ra từ những tin đồn bắt nguồn từ các khách hàng cá nhân. Vào tháng 12 năm 1930, một người New York được Ngân hàng Mỹ khuyên không nên bán một chứng khoán cụ thể đã rời khỏi chi nhánh ngân hàng và nói với mọi người rằng ngân hàng không sẵn lòng hoặc không thể bán chứng khoán của anh ta.

Cho rằng đây là dấu hiệu của việc mất khả năng thanh toán, hàng nghìn khách hàng của ngân hàng này đã xếp hàng và trong vòng vài giờ đã rút hơn 2 triệu USD từ ngân hàng.

(Theo investopedia)

Hằng Hà